Cuốn tiếu thuyết này ra đời năm 1959 là một cú sốc về thi pháp, với bút pháp vừa hoạt bát phóng túng vừa đầy ắp liên tưởng, cuồn cuộn những sóng chữ trái tai, chói màu. Tác giả đã hoà trộn các cấp độ ngôn ngữ (từ phong cách kinh thánh đến cách nói bình dân) với dung lượng kịch tính và tượng trưng cực đại. Nhưng đằng sau cái giỡn cợt, bao giờ cũng là một chân lý cay đắng.
Điểm mạnh của Cái trống thiếc theo tôi là ở tính hòa sắc kỳ ảo trong văn chương với nhiều yếu tố bất ngờ. Với giới cầm bút nước ta, đây là một gợi ý rất lớn cho việc tiếp cận, mổ xẻ và chuyển hóa hiện thực. Tuy nhiên, với bạn đọc Việt Nam, tôi e sách sẽ bị coi là hơi khó đọc, nhưng nếu đọc được, chắc chắn các bạn sẽ thích.
Có hai cuốn sách tôi đọc khi trưởng thành khiến tôi sút hai cân là Tội ác và trừng phạt (1982) và mới đây nhất là Cái trống thiếc. Thật lý thú là sau khi người ta đã chán nản nhiều sự, chán đến cả văn của mình mà rồi còn bị hấp dẫn đến mức đọc mấy đêm liền tù tì một cuốn sách gây sốc bởi có cảm giác bản thân bị bới móc và sỉ nhục.
Xin trước hết nói rõ hơn khái niệm nhúc nhích. Văn chương từ Homerre tới giờ nói chung không tiến được mấy độ đường, nó khác hẳn với văn minh. Thậm chí tuyến tính không có mấy vai trò ở chỗ này. Và giữa những đỉnh khác nhau, ví như anh hùng ca Odisse với sử thi M’Nông Tây Nguyên mới phát hiện chẳng hạn, là thung lũng của những nhà văn thời vụ với rất nhiều tài năng và ảo tưởng làm nền. Nếu ta xếp các đỉnh đó theo lịch trình văn chương, ta sẽ vừa có cảm giác không hề có sự dịch chuyển lại vừa thấy rất khác. Tôi tạm gọi tính chất nhùng nhằng ấy là sự nhúc nhích trong khi chờ một hình dung từ đúng hơn.***
Günter Wilhelm Grass (16 tháng 10 năm 1927 - 13 tháng 4 năm 2015) là một nhà văn người Đức đoạt Giải Nobel Văn học năm 1999.
Ông sinh ngày 16 tháng 10 năm 1927 ở Danzig-Langfuhr, nay là Gdansk (Danzig) thuộc Ba Lan. Sinh ra trong một gia đình có cha mẹ làm nghề buôn bán nhỏ, thành phố quê hương ông cũng như những ngày thơ ấu sống ở đây đã là cảm hứng cho nhiều tác phẩm của ông.