Machusin là một nhà khảo cổ học Liên Xô.
Cuốn sách này trình bày luận điểm do ông đề xướng vào những năm 60. Theo luận điểm đó đột biến do dị thường phóng xạ ở vùng Đông Phi vào cuối kỷ pliôxen đã làm xuất hiện cách đi thẳng, tăng thể tích não và các đột biến khác trong cơ thể tổ tiên con người. Và để tồn tại được tổ tiên con người đã phải chuyển sang lao động có hệ thống.
Trích lời giới thiệu Viện sĩ N.P. Đubinin:
Đọc cuốn sách "Nguồn gốc loài người" của G. N. Machusin sẽ thấy rất thú vị. Ngôn ngữ sống động, tài liệu khoa học đa dạng, những quan niệm khác thường đối với vấn đề nguồn gốc con người - tất cả những điều đó đã đủ lý thú rồi. Cuốn sách được viết theo truyền thống diễn đạt dễ hiểu đối với khoa học phổ cập, nó mang lại một cách chính xác cho đông đảo bạn đọc những chứng cứ và những giả thuyết khoa học.
Trong lịch sử nguồn gốc con người vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ. Thời gian chuyển biến từ động vật đến các tổ tiên con người được chú ý đến nhiều. Một loài động vật khởi đầu đã tạo ra hai nhánh phát triển. Một nhánh - tổ tiên con người, người vượn và họ người (Hominidae), nhánh song song thứ hai - vượn gôrila (Gorilla gorilla), hắc tinh tinh (Antropopithecus troglodytes), và v.v... Tổ tiên con người là một loài đã bị mất tung tích, không để lại dấu vết, - đỉnh cao của tiến hóa thuần túy sinh học đã trở thành nguồn cội của người xã hội tương lai nhờ có được những tính chất mới đặc biệt trong di truyền. Tổ tiên con người đã trải qua những biến đổi sinh học căn bản, trước hết, những biến đổi ấy gắn liền với sự xuất hiện những dạng thức phản ánh mới.