Thật ngạc nhiên khi nhận ra là cho dù mọi cuốn sách nghiên cứu về nhân khẩuhọc Đông dương, phát hành những năm vừa qua, chỉ có một ít đề cập tới dân số đông đúc và đa sắc tộc, suốt từ Bắc chí Nam, dọc theo 2,600 ký lô mét bờ biển của đất nước này.
Tuy nhiên, người ta phí công vô ích trong việc tìm tòi tại vùng Đông Dương,nơi sống nhờ vào cây lúa và tôm cá, một nền công nghiệp cũ mèm nào hơn là công nghệ đánh bắt cá.
Điều thiếu sót này gây bất ngờ khi người ta nghĩ là trên những vùng bờ biểnphát triển tương tự không có một cây số bờ biển nào mà không có làng chài, chùa chiền để thờ cúng tạ lễ thánh thần, phường hội dân đánh bắt cá, các làng biển đặc thù hay những lều tranh xơ xác nằm cuối vịnh hoặc trên bờ một đầm phá, tại cửa mộtdòng chảy hay dọc theo bờ biển khô cạn, những chiếc xuồng đánh cá được kéo trêncát, nằm uể oải phơi bụng hay thả neo ngập nước.
Nếu có một vùng đất trên thế giới chỗ mà những hình ảnh sống động của hải quân thuyền buồm xa xưa trú ẩn và hồi sinh trên nhiều phương diện, dĩ nhiên đó làvùng bờ biển Đông.
Nơi chúng ta sẽ tìm thấy một gam nhiều màu sắc, mùi cũ kỹ của gỗ một thời kỳ đã qua, pha trộn với mùi nồng nặc khó tả của nước mắm và mùi mồ hôi của loài người sống quây quần lại với nhau trong những điều kiện không tưởng tượng nỗi.
Vệ sinh ở đây không được biết tới, ngay chính cả tên gọi của nó, và điều này gợichúng tôi nhớ đến thảm cảnh một ngày kia chứng kiến, tại miền Nam, trên một chiếcthuyền, tất cả buồn vẫn căng phía trên, toàn bộ đoàn thủy thủ đều thiệt mạng vì bệnh dịch hạch