TỰA
CHƯƠNG I - LUYỆN LÒNG TỰ TÍN VÀ RÈN NGHỊ LỰC
CHƯƠNG I -(B) LUYỆN LÒNG TỰ TÍN RA SAO?
CHƯƠNG II LUYỆN NHÂN CÁCH
CHƯƠNG III ĐẮC NHÂN TÂM
CHƯƠNG IV LUYỆN TẬP VÀ GIỮ GÌN THÂN THỂ
CHƯƠNG IV (B) LUYỆN TẬP VÀ GIỮ GÌN THÂN THỂ
CHƯƠNG V KHÉO DÙNG TIẾNG VIỆT
CHƯƠNG V (B) KHÉO DÙNG TIẾNG VIỆT
CHƯƠNG V (C) NHỮNG LỖI THÔNG THƯỜNG
CHƯƠNG VI LUYỆN TRÍ
CHƯƠNG VII CẦU THIỆN GIÁ NHI CÔ
TRƯỚC KHI TỪ BIỆT
Vài lời thưa trước
Trong thời gian lánh cư tại Long Xuyên, cụ Nguyễn Hiến Lê vừa dạy học vừa học thêm và vừa viết sách. Trong Đời viết văn của tôi, cụ bảo:
“2="">Trong chương XIII(bộ Hồi Kí)tôi đã nói muốn học một ngoại ngữ thì phải dịch. Tôi muốn nói thêm: học môn nào thì nên viết về môn đó (…) Để học tiếng Anh, tôi tập dịch sách Anh ra tiếng
Việt cũng như trước kia để học bạch thoại tôi dịch Hồ Thích”.
2="">Thật may mắn, ông Paulus Hiếu giới thiệu cho tôi hai cuốn How to win friends and influence people và How to stop worrying đều của Dale Carnegie và kiếm cho tôi được cả nguyên bản tiếng Mỹ với bản Pháp dịch.
2="">(…) Tiếng Anh của tôi hồi đó còn non lắm, học trước sau chỉ được sáu tháng tích cực nên nhiều chỗ phải dựa vào bản Pháp dịch, và dịch xong How to win friends tôi đưa ông Hiếu coi lại, sửa chữa. Do đó mà chúng tôi ký tên chung. Tôi đặt cho nhan đề Đắc nhân tâm.
2="">(…) Chủ trương của tôi dịch loạisách Học làm người như cuốn đó thì nên dịch thoát, có thể cắt bớt, tóm tắt, sửa đổi một chút cho thích hợp với người mình, miễn không phản nguyên tác; nhờ vậy mà bản dịch của chúng tôi rất lưu loát, không có dấu vết dịch, độc giả rất thích”.
2="">Dịch xong cuốn How to win friends and influence people, cụ dịch tiếp cuốn How to stop worrying (nhan đề bản Việt dịch là Quẳng gánh lo đi), và sau đó, như lời cụ nói trong Đời viết văn của tôi:
“Cũng trong năm 1951 tôi dịch thêm cuốn nữa: Give yourself a chance (The Seven steps to success) của Gordon Byron. Nhan đề tiếng Việt: Bảy bước đến thành công. Cuốn này nhà P. Văn
Tươi cũng cho vào loại Học làm người, ích lợi cho thanh niên, gọn, sáng, dễ theo, nhưng không có gì đặc biệt. Có lẽ vì nhan đề hấp dẫn nên cũng được tái bản nhiều lần tuy thua xa hai cuốn trên”.
Cụ không cho biết khi dịch cuốn này, cụ có “dựa vào bản Pháp dịch” hay không, nhưng chúng ta thấy trong chương VI, trang 153, cụ chú thích chữ “síp (chiffre)” như sau: “Chúng tôi dùng tiếng
“số” để dịch tiếng “nombre”, tiếng “chữ” để dịch tiếng “lettre”, còn “mot”thì dịch là “tiếng”; mà các chữ chiffre, nombre, lettre, mot đều là chữ Pháp.
Dịch cuốn này, cụ cũng “2="">sửa đổi một chút cho thích hợp với người mình, miễn không phản nguyên tác”, riêng chương V: Khéo dùng tiếng Việt, cụ cho biết:
“Trong nguyên văn ông Gordon Byron chỉ cách khéo léo dùng tiếng Anh vì ông là người Anh.
Chúng tôi theo đúng đại ý của ông áp dụng vào tiếng Việt, trừ những đặc điểm của tiếng Anh mà tiếng Việt không có, như về chủ âm thì tôi bỏ đi và thay vào một đoạn về âm hưởng của tiếng
Việt”.
Có lẽ do chương V đó, mà ta thấy cuốn Bảy bước đến thành công ghi là: “Viết phỏng theo quyển…”[1].
Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":
- Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử
- 7 Bước Đến Thành Công
- Đắc Nhân Tâm
- Mạnh Tử
- Sống 365 Ngày Một Năm
- Một Lương Tâm Nổi Loạn
- Rèn Nghị Lực Để Lập Thân
- Sống Đẹp
- Khổng Tử Và Luận Ngữ
- Giải Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch
- Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười
- Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê
- Những Vấn Đề Của Thời Đại
- Rèn Luyện Tình Cảm
- Trang Tử Nam Hoa Kinh
- Ý Cao Tình Đẹp
- Bảy Bước Đến Thành Công
- Dạy Con Theo Lối Mới
- Gương Chiến Đấu
- Gương Hy Sinh
- Hàn Phi Tử
- Liêt Tử Và Dương Tử
- Nghề Viết Văn
- Săn Sóc Sự Học Của Con Em
- Sử Trung Quốc
- Tổ Chức Gia Đình
- Vài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung Hoa
- Đường, Tống Bát Đại Gia
- Lão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến Lê
- Gương Kiên Nhẫn
- Con Đường Thiên Lý