Đây là cuốn sách được phát triển từ một phần luận án Tiến sĩ của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ.
Nhận xét về công trình/ tác phẩn của TS Nguyễn Xuân Thọ, Ông Maurice Beaumont, thành viên Hàn Lâm Viện Pháp, Giáo sư danh dự Đại học Sorbonne ngày 15/11/1966 đã viết: “Về phương diện trí thức, ông [Nguyễn Xuân Thọ] đã bắt đầu sưu tập ở Pháp và ở Tây Ban Nha (cũng gọi là Y Pha Nho), tư liệu cho một luận án Tiến sĩ, mà ông đã thuyết trình và bảo vệ tại Đại học Sorbonne, vào tháng 7 năm 1956, về "Cuộc viễn chinh Pháp - Tây Ban Nha tại Nam bộ Việt Nam (mà người Pháp gọi là Cochichine) nam 1858-1862". Cuộc sưu tập ấy như công trình của một sử gia, chính xác về phương pháp, tao nhã về hình thức (cách trình bày). Lúc ấy, tôi là một thành viên trong ban khảo thí, có trách nhiệm sát hạch và đánh giá luận án đó, luận án đã được xếp hạng Tối Ưu (Très Honorable). Và ông Thọ đã tiếp tục công trình của ông, bằng cuộc nghiên cứu này, về sự thâm nhập của người Pháp vào Việt Nam (1858-1897). Công trình này, trong đó, ông Nguyễn Xuân Thọ đã dành một phần lớn cho các tài liệu chính thức, phần nhiều là chưa được tiết lộ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn, một số giai đoạn trong lịch sử những liên hệ giữa Pháp và Việt Nam vào thế kỷ vừa qua. Đồng thời, công trình này cũng soi sáng chúng ta về tấn thảm kịch đang chia cắt mảnh đất đau khổ này của Á Châu, trên cả hai bình diện chính trị và tôn giáo.”
“Bằng cách đưa vào quyền sách này những văn kiện ngoại giao, mà phần lớn chưa được tiết lộ, tác giả cố gắng góp phần xác định một số giai đoạn lịch sử những buổi đầu trong sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam.
Tác phẩm này sẽ không chú trọng nhiều đến phương pháp tổ chức hành chánh địa phương, do tay người Pháp, tại Việt Nam, mà chỉ nhấn mạnh về bình diện chánh trị, ngoại giao và quốc tế của công cuộc thâm nhập này. Một công tác rất có giá trị. Bản thảo này quả là độc đáo, hơn hết các công trình nghiên cứu của các sử gia khác…”
- Hoàng Xuân Hãn
***
Paris, ngày 15 tháng 11, năm 1966
Quen biết rõ ông Nguyễn Xuân Thọ, từ nhiều năm, tôi đã có thể đánh giá cao, một cách liên tục, những đức tánh về trí thức và đạo đức của ông ấy.
Về phương diện trí thức, ông đã bắt đầu sưu tập ở Pháp và ở Tây Ban Nha (còn gọi là Y-Pha-Nho), tư liệu của một luận án Tiến sĩ, mà ông đã thuyết trình và bảo vệ tại Đại học Sorbonne, vào tháng Bảy năm 1956, về “Cuộc viễn chinh Pháp - Tây Ban Nha tại Nam bộ Việt Nam(1) năm 1858-1862.”
Cuộc sưu tập ấy đã cho thấy như công trình của một sử gia đủ tư cách, cả về mặt chính xác của phương pháp, lẫn về mặt tao nhã của hình thức (cách trình bày).
Lúc ấy, tôi là một thành viên trong ban khảo thí, có trách nhiệm sát hạch và đánh giá luận án đó, luận án đã được xếp hạng “Très Honorable” (Tối ưu).
Và ông Thọ đã tiếp tục công trình của ông, bằng cuộc nghiên cứu này, về sự thâm nhập của người Pháp vào Việt Nam (1858-1897).
Công trình này, trong đó, ông Nguyễn Xuân Thọ đã dành một phần lớn cho các tài liệu chính thức, phần nhiều là chưa được tiết lộ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn, một số giai đoạn trong lịch sử những liên hệ giữa Pháp và Việt Nam vào thế kỷ vừa qua. Đồng thời, công trình này cũng soi sáng chúng ta về tấn thảm kịch đang chia cắt mảnh đất đau khổ này của Á châu, trên cả hai bình diện chánh trị và tôn giáo.
Về phương diện đạo đức, ông Nguyễn Xuân Thọ đã chứng tỏ với tôi một đức tánh trung thực vẹn toàn. Theo nhãn quang tôi, ông là một trong số những người Việt Nam có khả năng đảm trách công cuộc phục hưng đất nước của ông, bằng cách sử dụng văn hóa Pháp, mà ông đã khéo kết hợp được, trong một tinh thần độc lập dân tộc và khách quan khoa học.
Maurice BAUMONT
Thành viên Viện Hàn Lâm Pháp,
Giáo sư danh dự Đại học Sorbonne.
Connaissant M.NGUYEN XUAN THO depuis plusieurs années. j’ai pu apprécier d’une facon continue ses qualités intellectuelles et morales.
Au point de vue intellectuel, il a commencé de réunir, en France et en Espagne, la documentation d’une thèse de doctorat, soutenue à la Sorbonne en juillet 1956, sur “L’expédition franco espagnole de Cochinchine (1858-1862)”, et qui s’est révélée l’oeuvre d’un historien qualifié tant par la rigueur de la méthode que l’élégance de la forme. Je faisais partie du jury chargé d’examiner et de côter cette thèse qui lui a valu la mention “Très Honorable”. Il a continué son travail par cette étude de la pénétration francaise au Viet Nam (1858-1897).
Ce travail, dans lequel M. NGUYEN XUAN THO a réservé une large place aux documents officiels pour la plupart inédits, nous aide à mieux comprendre certains épisodes de l’histoire des relations entre la France et le Viet Nam au siècle dernier, en même temps qu’il nous éclaire sur le drame qui déchire actuellement ce malheureux pays d’Asie tant sur le plan politique que religieux.
Au point de vue moral, M. NGUYEN XUAN THO m’a toujours donné la preuve d’une honnêteté intégrale; il est à mes yeux l’un des Vietnamiens susceptibles d’assurer le relèvement de son pays en utilisant la culture francaise qu’il a su s’incorporer dans un esprit d’indépendance nationale et d’objectivité scientifique.