Dựa vào cuốn Ký ức lục khảo về lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cận của học giả Trương Vĩnh Ký viết năm 1885 (tức là sau 25 năm Sài Gòn bị thực dân Pháp chiếm đóng), Vương Hồng Sển đã... kể tiếp, nhắc lại những sự biến đổi từ thuở đó cho đến ngày Sài Gòn trở về với dân Việt.
Ở đây, tác giả chú trọng nhiều nhất là những đoạn sử vụn vặt buổi giao thời: Pháp - Nam - Chà - Chệc chung đụng, những chuyện Tây đến, Tây đi, những việc chưa ai nói rõ ràng, tác giả đã được nghe đến tận tai hoặc thấy tận mắt, nhiều đoạn do hiểu biết riêng, lắm đoạn nhờ các cố lão thuật lại.
Đọc Sài Gòn năm xưa giúp chúng ta hiểu biết thêm về lịch sử sự hình thành và phát triển của Hòn ngọc viễn đông mà ngày nay được mang tên - Thành phố Hồ Chí Minh
***
Vương Hồng Sển (1902-1996), bút hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai, là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng. Ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam. Khi chết ông đã hiến tặng ngôi nhà (Vân đường phủ) và toàn bộ sưu tập đồ cổ của mình cho Nhà nước Việt Nam (tổng cộng 849 cổ vật khác nhau) với hy vọng thành lập một bảo tàng mang tên ông. Năm 2003, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố ngôi nhà này (địa chỉ: số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, Quận Bình Thạnh).
Khi qua đời, ông Vương Hồng Sển đã hiến tặng lại những cổ vật, mà cả đời ông sưu tập được, cho thành phố và mong muốn những di vật này sẽ được trưng bày trong ngôi nhà cổ của ông, trong sự bài trí rất tinh tế và hài hòa với sự cổ xưa của ngôi nhà được biến thành "Nhà lưu niệm Vương Hồng Sển" [6]. Tuy nhiên, từ năm 1996, Sở Văn hóa Thông tin TP Hồ Chí Minh, với sự đồng ý của Ủy ban Nhân dân Thành phố đã di dời các cổ vật về quản lý và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố, và tại Thư viện Khoa học tổng hợp.
Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vương Hồng Sển":
- Hơn Nửa Đời Hư
- Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam
- Dỡ Mắm
- Chuyện Cười Cổ Nhân
- Sài Gòn Năm Xưa