Đế Quốc Nhật Giãy Chết

Thể loại: Lịch sử
Tác giả : William Craig
  • Định dạng : Sách PDF
  • Lượt xem : 63
  • Kích thước : 830 KB
  • Số trang : 253
  • Số lượt tải : 2
  • Read on mobile :

Vào tháng chín 1931, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Stimson ghi vào Nhật Ký: «Tình trạng rối loạn lại tái phát ở Mãn Châu. Nhật Bản, nói đúng hơn những quân phiệt Nhật đột nhiên gây bạo động». Lời ghi của Stimson có tính cách tiên tri. Vụ bạo động tại Mãn Châu năm đó đã khai mở một giai đoạn lịch sử kéo dài gần mười lăm năm. Đó là giai đoạn quân phiệt Nhật kiỂm soát chính sách đối ngoại, và để cho tinh thần quân phiệt mà đặc tính là tham vọng vô biên, hung hãn vô cùng, ý chí mãnh liệt, lan tràn khắp đế quốc Nhật như một căn bệnh truyền nhiễm.

Vụ bạo động Mãn Châu năm 1931 là do các sĩ quan lục quân chủ xuớng. Họ nuôi tham vọng: lôi kéo Nhật Bản vào một cuộc chiến tranh xâm lược, và muốn chứng tỏ họ có nhiều uy quyền hơn nội các Nhật. Vào cuối năm 1931 quân đội Nhật thôn tính Mãn Châu, bất chấp sự phản đối của các giới chức Đông Kinh bị đặt trước sự đã rồi.

Từ đó trở đi, quân đội Hoàng gia Nhật ngày một thêm tiến nhanh trên con đường nắm giữ quyền sinh sát ở Nhật. Năm 1937 quân đội Nhật xâm lăng Trung Hoa và gây nên vụ tàn sát thường dân Nam Kinh, trên một qui mô khiến toàn thế giới phải kinh hoàng. Nhật Bản gia nhập khối Trục tháng chín 1940, và đến năm 1941 quân đội Nhật chiếm cứ Đông Dương thuộc Pháp, sau khi Pháp bị mất nước về tay Đức Quốc Xã nên không còn đủ sức bảo vệ quyền lợi của mình ở Á Châu. Tình trạng đó thúc đẩy Nhật bắt buộc phải chạm trán với thế giới Tây Phương.

Một trong những kiến trúc sư chính yếu đã xếp đặt sách lược của Nhật là một con người cao gần thước bảy, đầu xói, hàng ria mép lưa thưa, mấy đầu ngón tay vàng khè khói thuốc, đeo đôi mẳt kính tròn xoe. Con người đó là Đại Tướng Hideki Tojo, hỗn danh là «Dao cạo». Là người hùng trong quân đội, Tojo tận lực làm việc đế leo trên bực thang danh vọng và quyền lực.

Ông nổi tiếng là một nhà hành chánh lỗi lạc, một tay tổ chức tài ba, và là một người chấp hành nghiêm chỉnh những mệnh lệnh của Nhật Hoàng. Tojo có tham vọng lớn, có sức làm việc phi thường. Năm 1937 Tojo giữ chức tham mưu trưởng quân đoàn Quảng Đông ở Mãn Châu.

Là phát ngôn viên của phe quân phiệt, Tojo tuyên bố: Cuộc chiến tranh mà Nhật gây nên ở Trung Hoa là một hành động tự vệ nhằm đề phòng một lân bang thù nghịch. Năm 1938 Tojo rời Mãn Châu về Đông Kinh để giữ chức Thứ trưởng bộ chiến tranh. Hai năm sau nghĩa là ngay sau khi Nhật liên minh với Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít, Tojo giữ ghế Bộ trưởng bộ chiến tranh. Trong năm sau, quân lực Hoàng gia Nhật xúc tiến cuộc Nam tiến ở Á Châu và cuối cùng xuất hiện tại vùng quyền lợi của Hoa Kỳ, Anh và Hòa Lan. Vào mùa hè 1941 khi Đồng Minh quyết định phong tỏa kinh tế Nhật, không bán dầu cho Nhật, Đại Tướng Tojo và giới quân phiệt thấy họ đã có đủ bằng chứng là Đồng Minh chủ ý bao vây để bóp chết Nhật Bản.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Cordell Hull đòi hỏi Nhật phải rút hết quân lực ra khỏi Trung Hoa và Đông Dương. Để đối phó với đòi hỏi đó, ngày 6 tháng chín, giới lãnh đạo tối cao Nhật quyết định Nhật sẽ lâm chiến nếu cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ bị thất bại. Tháng Mười 1941 đại tướng Tojo được yêu cầu thành lập Chính Phủ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng bang giao với Hoa Kỳ, ngày một thêm trầm trọng. Tojo bây giờ là thủ tướng Chính phủ Nhật Bản. Nhiều người Hoa Kỳ nghĩ Tojo là một nhà độc tài tương tự như Hitler hay Mussoloni. Nói cho đúng hơn, thì Tojo có tính cách một nhà độc tài thư lại, một quân phiệt cầm đầu phe quân phiệt nắm quyền ở Nhật.

Trong khi giới lãnh đạo chính trị và quân sự ngần ngại trước viễn ảnh một cuộc chiến tranh toàn diện với Tây phương, thì chính Thủ Tướng Tojo đã thúc đẩy họ mạnh dạn bước theo chiều hướng chiến tranh. Những tiếng nói lạc điệu, đều phải câm nín trước đe dọa trừng trị bằng bạo lực. Tổng Tư Lệnh Hải Quân Hoàng gia Nhật là đô đốc Yamamoto đã bị cảnh cáo nghiêm khắc khi ông nói với các nhà chỉ huy hải quân là Nhật Bản không tài nào thắng được Hoa Kỳ trong một cuộc chiến tranh lâu dài.

Lo lắng cho Tổ quốc bị đại bại, Yamamoto hoạch định một chiến lược nhằm vô hiệu hóa hạm đội Hoa Kỳ trong một năm. Trong thời gian đó Nhật sẽ thâu hoạch được đủ thắng lợi để mở cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ trên thế mạnh. Chiến lược đó là trận đánh Trân Châu Cảng. Nên có thế nói trận Trân Châu Cảng là giải pháp của Yamamoto cho cái thế kẹt do những quân nhân không sáng suốt bằng ông đã gây nên.

Lục quân và hải quân Nhật quả nhiên đạt được nhiều thắng lợi như Yamamoto đã tiên đoán. Chỉ trong sáu tháng đầu trận chiến tranh, Nhật Bản đã làm chủ khắp Thái Bình Dương. Nhưng rồi Hoa Kỳ cũng lật ngược thế cờ tại vùng biển Midway. Dựa vào những tin tình báo do các chuyên viên mật mã cung cấp, hạm dội Hoa Kỳ đã đánh bại lực lượng của đô đốc Yamamoto đang trên đường tiêu diệt những tàn lực của đô đốc Nimitz.

Bị thua trận đô đốc Yamamoto ở lì trong ca-bin của soái hạm Yamato, và cho đến khi tàu cập bến Nhật Bản ông mới bước ra khỏi phòng. Sau khi Yamamoto lên bờ, người ta chờ đêm tối mới bí mật đem những thương binh vào khu cô lập trong bệnh viện. Những thủy thủ còn sống sót sau khi tàu bị đánh chìm được khuyến cáo phải giữ kín trận thảm bại Midway. Cho đến khi trận chiến tranh kết liễu, ở Nhật ngoài Yamamoto chỉ có một sổ rất ít quân nhân cao cấp được biết với trận Midway tháng sáu 1942, Hải quân Nhật và đế quốc Nhật đã bị một đòn chí tử.

Sau trận Midway vài đô đốc Nhật bắt đầu nghĩ đến việc mở cuộc thương thuyết hòa bình với địch. Đó là điều dường như không thấy có trong giới lục quân. Vào mùa hè 1943, đô đốc Takagi bị gọi về Đông Kinh và được bộ hải quân trao cho trách nhiệm mở cuộc điều tra về hiện tình cuộc chiến. Sau một thời gian làm việc Takagi kết luận: nếu Hoa Kỳ chiếm được quần đảo Solomons thì Nhật Bản bắt buộc phải yêu cầu thương thuyết hòa bình. Vào cuối năm 1943, quần đảo Solomons thất thủ, vậy mà Takagi vẫn chưa dám công bố kết luận của Ông bằng mực đen giấy trắng vì ông sợ bị lên án là phản bội. Ông bèn thi hành chiến thuật rỉ tai, hy vọng những người sau khi nghe Ông nói sẽ nhận định được rõ ràng về tình trạng tuyệt vọng của Nhật.

Dù vậy vẫn không có ai dám làm một cử chỉ cụ thể nào để cứu vãn tình thế.Phải chờ cho đến khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ lên Saipan vào trong tháng sáu 1944, tư tưởng thương thuyết hòa bình mới có dịp xuất hiện trong giới cầm quyền.

Kể từ trận Midway, qua không biết bao nhiêu trận giao phong ở Guadalcanal, Tân Guinée, Tarawa, Kwajalein, quân lực Nhật bị thiệt hại rất nặng nề về sinh mạng. Lợi dụng việc địch quân đổ bộ lên Saipan và việc quân lực Nhật ngày một thu hẹp vòng đai kiểm soát, phe đối lập có dịp công khai đương đầu với Tojo.

Hội đồng cố vấn Hoàng cung quyết định Tojo phải từ chức. Gồm toàn cựu Thủ Tướng, Hội đồng này tuy chính thức không có quyền hành gì nhưng trong thực tế lại có ảnh hưởng lớn lao đến chính sách của Chính Phủ. Vào tháng bảy nhân lúc quyền uy của Tojo lâm vào giai đoạn suy giảm, nhân lúc Tojo đang tìm cách cải tổ nội các, Hội Đồng Cố vấn Hoàng Cung đòi hỏi một số điều kiện nhằm lật đổ Tojo.

Họ đòi Tojo phải từ bỏ chức vụ Tham Mưu Trưởng lục quân, cách chức Bộ Trưởng hải quân Shimado thuộc cánh Tojo, và đòi Tojo phải đưa vào nội các nhiều nhân vật do Hội đồng đề cử. Chính điều kiện sau này đã lật đổ được Tojo, bởi vì ông không thể thuyết phục được những nhân vật thuộc phe cánh Ông phải từ chức. Ông cũng không thể thuyết phục được những nhân vật do Hội Đồng Cố vấn đề cử, tham gia nội các của Ông. Trong tình trạng đó Tojo không có sự lựa chọn nào khác hơn là từ chức.

Vào lúc đó, phạm vi kiểm soát của Nhật ở Thái Binh Dương thu hẹp trông thấy. Mặt trận càng tiến gần chính quốc Nhật Bản, quân lực Hoàng Gia càng chiến đấu dữ dội. Tojo về làm vườn vói vợ và để cho những người kế vị ông phải chủ tọa sự sụp đổ của Đế Quốc Nhật.