Khác với nhiều cuốn sách nhập môn kinh tế học khác, Naked Economics, được dịch sang tiếng Việt dưới nhan đề Đô-la hay là nho?, không phải là cuốn sách liệt kê các khái niệm, thuật ngữ và nguyên lý sơ đẳng của môn kinh tế học theo kiểu “gạch đầu dòng” khô khan và buồn tẻ. Bức chân dung kinh tế học mà Wheelan vẽ ra trong cuốn sách của mình với tựa đề vừa khêu gợi, vừa thách thức, lại vừa mang tính cổ động, quả thật rất sinh động và đầy sức cuốn hút.
Kinh tế học, như Malkiel nhận xét, “khó hơn cả khoa học tự nhiên”. Lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại, với tất cả những thăng trầm, bí ẩn, và vô số khó khăn đang đặt ra hiện nay, xác nhận điều đó. Ấy vậy mà Wheelan đặt tên cho cuốn sách có mục tiêu giúp mọi người tiếp cận bộ môn khoa học khó khăn đó là “Kinh tế học trần trụi”, tức “Kinh tế học được phơi bày”, “Kinh tế học không bị che giấu”, “Kinh tế học bị lột trần”.
Mục đích của cuốn sách, như vậy, rất rõ ràng: đưa kinh tế học đến với tất cả mọi người theo cách hiệu quả nhất và dễ tiếp cận nhất. Nhưng Wheelan cũng nói rõ: “cuốn sách không phải là kinh tế học cho kẻ ngốc, nó là kinh tế học cho những người thông minh chưa bao giờ nghiên cứu kinh tế học (hoặc chỉ biết mung lung về nó)”. Như vậy, đối tượng độc giả mà cuốn sách này nhắm tới là “mở”, nhưng được hạn định nghiêm túc, căn cứ vào chính tầm quan trọng và tính khoa học của bộ môn được coi là “Khó hơn cả khoa học tự nhiên”.
Cuốn sách của Wheelan bàn về những vấn đề cơ bản của kinh tế học, hay cụ thể hơn, các nguyên lý về nền kinh tế thị trường. Chúng được giới thiệu thông qua việc mổ xẻ các sự kiện, biến cố hay các vấn đề kinh tế cụ thể, gần như thường nhật, theo một cách đơn giản và dễ hiểu. Việc mổ xẻ đó làm cho người đọc dễ dàng “hoá giải” những vấn đề thiết thân, gần gũi của cuộc sống nhưng vốn có vẻ phức tạp, khó hiểu nếu tiếp cận theo kiểu hàn lâm. Qua cách tiếp cận của Wheelan, các nguyên lý, nguyên tắc khô khan của kinh tế học thoát khỏi lớp vỏ khái niệm trừu tượng để hoá thân thành những vấn đề của chính đời sống thực tiễn.
Wheelan mang đến cho công chúng sự phân định ranh giới dễ bị xoá nhoà và gây hiểu nhầm giữa việc tối đa hoá lợi ích với hành động mang tính vị kỷ, giữa cái gọi là hành vi trái đạo đức trong kinh doanh với tính “phi luân lý” (chứ không phải là “vô luân” hay “vô đạo đức”) của thị trường, giữa vai trò mang tính chức năng và sự can thiệp hành chính của nhà nước vào nền kinh tế... Trong một cách hiểu rất độc đáo và giàu hình ảnh, Wheelan cho rằng “chính phủ giống như con dao mổ của bác sĩ phẫu thuật: đó là một công cụ xâm nhập có thể làm cho tình trạng bệnh nhân tốt lên hay xấu đi. Cầm cẩn thận, nó sẽ hỗ trợ đáng kể khả năng chữa bệnh. Nhưng đặt lầm nó vào những bàn tay kém, hoặc cầm quá mạnh, thì ngay cả với những ý định tốt đẹp nhất, nó cũng có thể vô cùng tai hại”
Những vấn đề được đề cập dường như là sơ thiểu của môn kinh tế học. Nhưng đó cũng chính là những nội dung cơ bản nhất, mang tính nền tảng. Vì có vẻ “sơ thiểu”, chúng dễ bị xem nhẹ và do đó, dễ gây ra sự nhầm lẫn lý luận cùng với những hậu quả thực tiễn tai hại, không đáng có. Wheelan sẽ giúp bạn đọc không mắc sai lầm đó khi tiếp cận kinh tế học.***
KINH TẾ HỌC TRẦN TRỤI?
Khác với nhiều cuốn sách nhập môn kinh tế học khác, Naked Economics, được dịch sang tiếng Việt dưới nhan đề Đô-la hay Lá nho?, không phải là cuốn sách liệt kê các khái niệm, thuật ngữ và nguyên lý sơ đẳng của môn kinh tế học theo kiểu “gạch đầu dòng” khô khan và buồn tẻ. Bức chân dung kinh tế học mà Wheelan vẽ ra trong cuốn sách của mình, với tựa đề vừa khêu gợi, vừa thách thức, lại vừa mang tính cổ động, quả thật rất sinh động và đầy sức cuốn hút.
Kinh tế học, như Malkiel nhận xét, “khó hơn cả khoa học tự nhiên”. Lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại, với tất cả những thăng trầm, bí ẩn và vô số khó khăn đang đặt ra hiện nay, xác nhận điều đó. Ấy vậy mà Wheelan đặt tên cho cuốn sách có mục tiêu giúp mọi người tiếp cận bộ môn khoa học khó khăn đó là “Kinh tế học trần trụi”, tức “kinh tế học được phơi bày”, “kinh tế học không bị che giấu”, “kinh tế học bị lột trần”.
Mục đích của cuốn sách, như vậy, rất rõ ràng: đưa kinh tế học đến với tất cả mọi người theo cách hiệu quả nhất và dễ tiếp cận nhất. Nhưng Wheelan cũng nói rõ: “Cuốn sách không phải là kinh tế học cho kẻ ngốc; nó là kinh tế học cho những người thông minh chưa bao giờ nghiên cứu kinh tế học (hoặc chỉ biết mung lung về nó)”. Như vậy, đối tượng độc giả mà cuốn sách nhắm tới là “mở”, nhưng được hạn định nghiêm túc, căn cứ vào chính tầm quan trọng và tính khoa học của bộ môn được coi là “khó hơn cả khoa học tự nhiên”.
Cuốn sách của Wheelan bàn về những vấn đề gì? Xin thưa: các nguyên lý cơ bản của kinh tế học, hay cụ thể hơn, các nguyên lý về nền kinh tế thị trường. Chúng được giới thiệu thông qua việc mổ xẻ các sự kiện, biến cố hay các vấn đề kinh tế cụ thể, gần như thường nhật, theo một cách đơn giản và dễ hiểu. Việc mổ xẻ đó làm cho người đọc dễ dàng “hóa giải” những vấn đề thiết thân, gần gũi của cuộc sống nhưng vốn có vẻ phức tạp, khó hiểu nếu tiếp cận theo kiểu hàn lâm. Qua cách tiếp cận của Wheelan, các nguyên lý, nguyên tắc khô khan của kinh tế học thoát khỏi lớp vỏ khái niệm trừu tượng để hóa thân thành những vấn đề của chính đời sống thực tiễn.
Wheelan mang đến cho công chúng sự phân định ranh giới dễ bị xóa nhòa và gây hiểu nhầm giữa việc tối đa hóa lợi ích với hành động mang tính vị kỷ; giữa cái gọi là hành vi trái đạo đức trong kinh doanh với tính “phi luân lý” (chứ không phải là “vô luân” hay “vô đạo đức”) của thị trường; giữa vai trò mang tính chức năng và sự can thiệp hành chính của nhà nước vào nền kinh tế, v.v... Trong một cách hiểu rất độc đáo và giàu hình ảnh, Wheelan cho rằng “chính phủ giống như con dao mổ của bác sĩ phẫu thuật: đó là một công cụ xâm nhập có thể làm cho tình trạng bệnh nhân tốt lên hay xấu đi. Cầm cẩn thận, nó sẽ hỗ trợ đáng kể khả năng chữa bệnh. Nhưng đặt lầm nó vào những bàn tay kém, hoặc cầm quá mạnh, thì ngay cả với những ý định tốt đẹp nhất, nó cũng có thể vô cùng tai hại”.
Những vấn đề được đề cập dường như là sơ thiểu của môn kinh tế học. Nhưng đó cũng chính là những nội dung cơ bản nhất, mang tính nền tảng. Vì có vẻ “sơ thiểu”, chúng dễ bị xem nhẹ và do đó, dễ gây ra sự nhầm lẫn lý luận cùng với những hậu quả thực tiễn tai hại, không đáng có. Wheelan sẽ giúp độc giả không mắc sại lầm đó khi tiếp cận kinh tế học.
Cũng cần nói đến một điểm khác biệt nổi bật của Đô-la hay Lá nho? so với nhiều cuốn nhập môn kinh tế học khác. Đó là tính hiện đại hóa, mức độ cập nhật tri thức, cách đưa những vấn đề đương đại và mới mẻ nhất của kinh tế học vào sơ đồ “nhập môn”. Rõ nhất là việc dành hẳn một chương cho kinh tế học thông tin, cho vấn đề vốn con người, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường toàn cầu đang chuyển nhanh sang trình độ kinh tế tri thức, mà Bill Gates được coi là đại diện. Một cách khái quát hơn, có thể coi cuốn sách của Wheelan là nhập môn kinh tế học hiện đại - nhập môn của nền kinh tế thị trường trong điều kiện toàn cầu hóa và kinh tế tri thức. Các vấn đề của nền kinh tế thị trường hiện đại - cấu trúc thị trường tài chính, hệ thống thương mại quốc tế toàn cầu, v.v... - được đề cập trong cuốn sách này với tư cách là những vấn đề đã trở thành “thông thường” của kinh tế học.
Đọc Đô-la hay Lá nho?, lợi ích thu được chủ yếu có lẽ không phải ở sự phong phú, toàn diện hay độ sâu sắc của tri thức kinh tế học. Điểm mấu chốt là ở cách tiếp cận và niềm tin vào cách tiếp cận đó. Wheelan đã nói đây là cuốn sách dành cho những người thông minh, đang khao khát hiểu biết một thế giới thường biến, với tốc độ ngày càng cao, độ bất định và rủi ro ngày càng lớn. Cuốn sách cung cấp các nguyên lý nền tảng, trên cơ sở đó và cùng với nó là một phương pháp khám phá và chinh phục đối tượng.
Đối với độc giả Việt Nam, những người chưa có nhiều thời gian kinh qua kinh tế thị trường, chưa nhiều kinh nghiệm thực tiễn và còn ít tri thức về nó, Đô-la hay Lá nho? là một cuốn sách thật sự đáng đọc. Nó còn đáng được đọc hơn vì đối với mỗi người Việt Nam, việc nhanh chóng nắm vững các vấn đề cơ bản của kinh tế học hiện đại là điều kiện tiên quyết để góp phần đưa nền kinh tế nói riêng và đất nước nói chung “nhanh chóng thoát khỏi tụt hậu phát triển” - điều đang đặt ra như thách thức lớn nhất của dân tộc.
TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN
Viện Kinh tế Việt Nam