Hàn Phi Tử

Thể loại: Chính trị - Xã hội
Tác giả : Nguyễn Hiến Lê
  • Định dạng : Sách PDF
  • Lượt xem : 186
  • Kích thước : 2.25 MB
  • Số trang : 425
  • Số lượt tải : 28
  • Read on mobile :

Đối với văn hoá thế giới, Hàn Phi Tử là một tác phẩm hết sức độc đáo.

Về mặt chính trị, nó là công trình quan trọng nhất của chính trị học Trung Hoa và một trong những tác phẩm đầu tiên của chính trị học thế giới.

Về tư tưởng, nó xác lập trường phái Pháp gia, một trong bốn trường phái lớn nhất của tư tưởng Trung Quốc (Nho, Mặc, Lão, Pháp).

Về văn học, nó là một công trình cực kỳ hấp dẫn. Trên cơ sở một cách trình bày khách quan, ta thấy toàn bộ xã hội cổ Trung Quốc sống lại với mọi quan hệ, vô số sự kiện.

Và lạ hơn nữa, đọc cái công trình viết cách đây 2300 năm này ai cũng giật mình về tính thời sự của nó. Ta có cảm tưởng rằng tác giả là người hiện nay, nói bằng ngôn ngữ và cách lý luận hôm nay về các quan hệ giữa người với người ngày hôm nay, không chỉ ở Trung Hoa mà ở cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Ta bắt buộc phải thừa nhận con người viết ra nó thực sự là một thiên tài toàn diện. Một đầu óc lỗi lạc nhất của Trung Hoa và của loài người, con người Trung Quốc đầu tiên dám nhìn thẳng vào sự thật với tất cả cái tàn nhẫn của nó để tìm cách đưa đến một cuộc sống yên ổn cho người dân thường trong khuôn khổ của thời đại quân chủ.

Tác giả của nó là Hàn Phi, ông mất vào năm 232 trước công nguyên.

Tiểu sử của ông đã được Tư Mã Thiên kể lại chính xác trong bộ Sử Ký. Phi là một công tử nước Hàn, tức là người con (tử) của vua (Công) nước Hàn nhưng không phải là người sẽ thừa kế ngôi vua. Hoàn cảnh ấy giúp Phi ngay từ bé đã nhìn thấy rõ các quan hệ giữa vua tôi và cách trị nước. Sau đó Phi đến học với Tuấn Khanh, tức Tuân Tử, nhà học giả lớn nhất thời bấy giờ. Phi tiếp thu Nho giáo, do đó rất thông thạo về lịch sử, văn học. Phi thừa kế của thầy quan niệm bản tính con người là ác, căm ghét mê tín, coi trọng giáo dục đề cao các tiên vương các đời Hạ, Thương, Chu mà xem nhẹ Nghiêu, Thuấn là mẫu mực của Khổng Tử. Cùng học với Phi có Lý Tư sau này sẽ làm thừa tướng nước Tần. Lý Tư thừa nhận Phi giỏi hơn mình. Chủ trương của Tuân Tử là dùng lễ để trị nước, khác chủ trương dùng nhân để trị nước của Khổng Tử. Lễ và pháp luật là rất gần nhau cho nên cả Hàn Phi lẫn Lý Tư đều chuyển sang pháp trị. Về nước, Phi thấy nước Hàn yếu đuối, mấy lần dâng thư cho vua Hàn nhưng nhà vua không nghe. Phi nghĩ cách xây dựng một học thuyết đế lại cho đời sau về việc trị nước. Phi tiếp thu lý thuyết pháp gia đã có từ trước. Nhưng lý thuyết này qua Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại vân vân chỉ mới là những phép tắc. Nó còn thiếu một linh hồn để trở thành sinh động, uyển chuyển, áp dụng cho vô vàn trường hợp khác nhau. Phi thấy nó ở đạo Lão và đưa đạo Lão vào hoán cải cái học thuyết vốn dĩ khô khan thành một học thuyết đầy sức sống. Nếu Quản Trọng, Thương Ưởng chỉ mới thấy cái quan trọng của phép tắc, Thân Bất Hại thấy thêm được cái thế, thì với Hàn Phi: trị nước, trở thành một cái thuật để người cai trị sử dụng mà ứng phó với mọi trường hợp. Do đó, Phi là người lớn nhất của trường phái Pháp gia và bộ Hàn Phi Tử trở thành tác phẩm quyết định của toàn bộ học thuyết này.

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":

  1. Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử
  2. 7 Bước Đến Thành Công
  3. Đắc Nhân Tâm
  4. Mạnh Tử
  5. Sống 365 Ngày Một Năm
  6. Một Lương Tâm Nổi Loạn
  7. Rèn Nghị Lực Để Lập Thân
  8. Sống Đẹp
  9. Khổng Tử Và Luận Ngữ
  10. Giải Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch
  11. Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười
  12. Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê
  13. Những Vấn Đề Của Thời Đại
  14. Rèn Luyện Tình Cảm
  15. Trang Tử Nam Hoa Kinh
  16. Ý Cao Tình Đẹp
  17. Bảy Bước Đến Thành Công
  18. Dạy Con Theo Lối Mới
  19. Gương Chiến Đấu
  20. Gương Hy Sinh
  21. Hàn Phi Tử
  22. Liêt Tử Và Dương Tử
  23. Nghề Viết Văn
  24. Săn Sóc Sự Học Của Con Em
  25. Sử Trung Quốc
  26. Tổ Chức Gia Đình
  27. Vài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung Hoa
  28. Đường, Tống Bát Đại Gia
  29. Lão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến Lê
  30. Gương Kiên Nhẫn
  31. Con Đường Thiên Lý