Ngang Trái Phủ Tây Hồ

Tác giả : Ngô Văn Phú
  • Định dạng : Radio / Sách PDF
  • Lượt xem : 170
  • Kích thước : 747 KB
  • Số trang : 239
  • Số lượt tải : 10
  • Read on mobile :

Mục lục sách nói

00:00:00 
Ngang Trái Phủ Tây Hồ - Phần 1
00:49:50 
Ngang Trái Phủ Tây Hồ - Phần 2
01:28:10 
Ngang Trái Phủ Tây Hồ - Phần 3
02:13:40 
Ngang Trái Phủ Tây Hồ - Phần 4
02:47:15 
Ngang Trái Phủ Tây Hồ - Phần 5
03:19:13 
Ngang Trái Phủ Tây Hồ - Phần 6
03:44:51 
Ngang Trái Phủ Tây Hồ - Phần 7
04:14:52 
Ngang Trái Phủ Tây Hồ - Phần 8
04:44:11 
Ngang Trái Phủ Tây Hồ - Phần 9
05:12:31 
Ngang Trái Phủ Tây Hồ - Phần 10
05:44:17 
Ngang Trái Phủ Tây Hồ - Phần 11 End

Ngô Văn Phú sinh ngày 8 tháng 4 năm 1937, quê quán xã Nam Viêm, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội (ngành ngữ văn), là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1970). Nhà thơ Ngô Văn Phú vào đời văn khá sớm, ngay từ khi còn là học sinh Trường trung học Hùng Vương, ông đã có thơ in báo. Ông có sở trường về đề tài nông thôn và lịch sử. Ngoài sáng tác ông còn dịch sách. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông về làm biên tập viên báo Văn học, (1961-1963); báo Văn nghệ (1963-1966); biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1972 ông giải ngũ; Từ 1972 đến 1976 phụ trách tổ thơ và tổ văn xuôi, tuần báo Văn nghệ. Từ 1976 đến 1989 là Trưởng ban thơ, Phó giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Hiện là Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Nhà thơ đã nhận Giải thưởng thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961, Giải thưởng văn xuôi báo Văn học, Giải thưởng ca dao của báo Văn học 1962, Giải thưởng văn học 5 năm của Hội Văn nghệ Hà Nội (1980-1985), Giải thưởng 5 năm Văn học Hùng Vương của Hội Văn nghệ Vĩnh Phú (1975-1980).

• Tác phẩm đã xuất bản:

- Về thơ: Tháng năm mùa gặt (1978); Ngọn giáp búp đa (1978); Đi ngang đồi cọ (1986); Cỏ bùa mê (1988); Đừng khóc (1991); Âm thầm (1992); Mặt trái xoan (1986); Mắt mùa thu (1994);.Hoa trắng tình yêu (1995).

- Về văn xuôi: Ngõ trúc (1986); Bụi và lốc (1988); Ngôi vua và những chuyện tình (1990); Người đẹp ngậm oan (1990); Nợ đời phải trả (1990); Gươm thần Vạn kiếp (1991); Trần Hoàng làng (1993); Quán trọ giữa đời (1992); Dạo chơi núi Dục Thúy (1993); Ngang trái Phủ Tây Hồ (1993); Giấc mơ hoàng hậu (1994); Đêm rừng (1994); Quá trời (1994); Tuyên Phi họ Đặng (1996); Sao không là tình yêu? (1996).***

Nguyễn Trãi lại được triệu về kinh đô. Vua Lê vừa mất. Ngài mất đúng năm tuổi bốn chín, còn minh mẫn lắm. Nghe nói, sau khi triệu Lê Sát, Lê Ngân vào, ở bên giường, Lê Thái Tổ dặn dò:

- Ta cùng các ông dấy nghĩa ở Lam Sơn. Ta thương mình thương người mà được làm vua, các ông theo ta mà được làm tướng. Lộc trời cho mà không biết…

Vua mệt, nghỉ một lúc, nói tiếp:

- Nay đất nước đã sạch bóng thù, muôn dân vất vả chưa được hưởng cảnh thái bình là bao nhiêu. Các ông nên giúp rập Vua trẻ mà làm rạng rỡ huân nghiệp của mình…

Lê Sát, Lê Ngân dập đầu, lạy tạ lui ra… Vua mệt thiêm thiếp ngủ. Thái giám Đinh Thắng hầu hạ bên cạnh. Ánh đèn chập chờn để Vua ngủ, càng làm cho những người gần vua, phút chót, đều lo sợ… Vua khó qua khỏi được.

Đức Vua trở mình. Đinh Thắng vội đến bên giường, vua hỏi:

- Nguyễn Trãi đã đến chưa?

- Dạ, hình như sắp đến!

- Sao lại hình như?

- Tâu, quân kỵ đi từ sớm tinh mơ, chắc đến Côn Sơn đã lâu, cũng sắp về rồi…

- Lê Sát, Lê Ngân có còn ngồi chờ ngoài ấy không?

- Dạ quan đại tư đồ, tư khấu đều về cả rồi…

Chợt có người hầu ở phòng ngoài vào báo:

- Hàn lâm viện thừa chỉ đã đến!

Đinh Thắng thưa:

- Tâu Hoàng thượng, Nguyễn Trãi đã về.

- Vời vào ngay!