Phụ nữ càng tự biết kiểm soát, mức sống sẽ càng cao.
------
Dương Lệ Bình từng được phỏng vấn trong phòng tập của cô, có một người hỏi cô rằng: 'Chị gầy như thế, mỗi ngày phải ăn bao nhiêu?'
Cô mở hộp cơm của mình ra: một lát nhỏ thịt bò, nửa trái táo, một quả trứng gà. Đây chính là bữa trưa của cô ấy. Hơn nữa, đây còn là bữa ăn dùng trong giai đoạn tập múa liên tục ở cường độ cao.
Khi nhìn thấy bữa ăn của cô ấy, tôi tin rằng ai cũng sẽ cảm thấy mình không khác gì một con trâu.
Một ngày từ sáng đến tối, chỉ cần ngồi yên một chỗ thôi chúng ta cũng đã nuốt vào hàng đống thực phẩm dầu mỡ giàu calo, không thể kiểm soát, hệt như một kẻ háu ăn, dẫn đến béo phì, mệt mỏi, rồi cứ trượt dốc không phanh, ngày càng xa rời trạng thái nhanh nhẹn nhẹ nhàng.
Phóng viên hỏi tiếp: 'Cô có đói không?'
Cô đáp: 'Thế này đã đủ năng lượng rồi. Anh thấy đấy, chẳng phải tôi vẫn nhảy múa đàng hoàng, chưa từng gục ngã trên sân khấu đó sao.'
Xem đến đây, có một từ đột nhiên nảy lên trong đầu tôi: tự kiểm soát. Nhờ vào cách phân tích của lí trí, cô ấy đã đem ý thức tự kiểm soát của mình hoà trong mạch máu, trở thành một chiếc điều khiển từ xa, như một loại trình tự tâm lý, hễ đến giờ ăn sẽ tự động làm theo. Bất kì ai có thể tự kiểm soát như thế sẽ không có mức sống quá thấp. Thế nên Dương Lệ Bình tuy đã 58 tuổi nhưng vẫn xinh đẹp và có khí chất như một tâm hồn tươi trẻ thoát tục, có không ít người nếu đem ra so sánh với cô ấy thì đã phủ lên mình một lớp tục khí khá dày.
Hơn 40 năm trước, giáo sư tâm lí học W alter Mischel đã làm một thí nghiệm kẹo bông rất nổi tiếng.
Ông tìm hàng trăm đứa trẻ 4 tuổi, để chúng đợi ông trong một căn phòng có một viên kẹo bông hoặc bánh quy trên bàn. Ông nói với chúng: ông sẽ ra ngoài một lúc, bánh kẹo trên bàn có thể ăn, nhưng nếu đợi được đến khi ông quay lại mới ăn thì sẽ thưởng gấp đôi.
Sau khi giáo sư ra ngoài, một vài đứa bé đợi chưa đến một phút đã ăn mất bánh kẹo, một số khác lại có thể đợi được hai mươi phút và nhận phần thưởng gấp đôi.
Điểm thú vị của thí nghiệm này chính là ở biểu hiện của đứa trẻ sau khi chúng trưởng thành.
Năm 1981, 653 bé từng tham gia thí nghiệm kẹo bông đều đã lên cấp ba, W alter Mischel đưa phiếu khảo sát cho cha mẹ và thầy cô của chúng.
Kết quả cho thấy, dù ở trường học hay ở nhà, thì những bé không chờ đợi được phần lớn đều có nhiều vấn đề về hành vi.
Thành tích thi SAT (kiểm tra đánh giá năng lực) của chúng khá kém, không giỏi ứng phó môi trường áp lực, thiếu tập trung, khó kết giao bạn bè. So với những bé chỉ đợi được ba mươi giây thì những bé đợi được hai mươi phút có điểm số thi SAT bình quân đạt hơn 210 điểm