Tuyển Tập Truyện Ngắn Khái Hưng

Thể loại: Tâm Lý Kỹ Năng
Tác giả : Khái Hưng
  • Định dạng : Radio / Sách PDF
  • Lượt xem : 126
  • Kích thước : 2.88 MB
  • Số trang : 962
  • Số lượt tải : 5
  • Read on mobile :

Mục lục sách nói

00:00:00 
Bên Dòng Sông Hương (Khái Hưng)
00:11:31 
Nghĩa Cái Cười (Khái Hưng)
00:19:09 
Cái Thù Ba Mươi Năm (Khái Hưng)
00:38:29 
Cái Vòng Luẩn Quẩn (Khái Hưng)
00:43:37 
Điên (Khái Hưng)
01:05:32 
Chén Trà Mạn Sen (Khái Hưng)
01:12:45 
Chí Khí (Khái Hưng)
01:15:53 
Chuyện Bốn Nàng Dâu (Khái Hưng)
01:20:43 
Con Chim Vành Khuyên (Khái Hưng)
01:34:31 
Cô Hàng Nước (Khái Hưng)
01:46:09 
Tình Điên (Khái Hưng)
02:06:55 
Tình Tuyệt Vọng (Khái Hưng)
02:15:34 
Tức Nước Cờ (Khái Hưng)
02:35:06 
Bãi Sậy Vườn Cam (Khái Hưng)
02:44:39 
Yêu Đời (Khái Hưng)
02:51:28 
Tiếng Dương Cầm (Khái Hưng)
03:03:13 
Ông Đồ Lương Sơn (Khái Hưng)
03:08:08 
Dọc Đường Bụi Gió (Khái Hưng)
03:20:37 
Ông Đồ Đạc (Khái Hưng)
03:26:39 
Hát Trống Quân (Khái Hưng)
03:31:30 
Ông Cứ Giã Cho Nó (Khái Hưng)
03:38:17 
Sóng Gió Đồ Sơn (Khái Hưng)
03:55:20 
Lên Sỹ Xuống Sỹ (Khái Hưng)

Khái Hưng, một tên tuổi lớn, đứng thứ hai sau Nhất Linh trong Nhóm Tự lực văn đoàn đã từng là một tác giả được yêu thích nhất trong lòng bạn đọc Việt Nam. Còn nhớ, những năm 80, đọc Khái Hưng, Nhất Linh là điều tối kỵ đối với những cô gái đang trong độ tuổi lớn. Điều ngăn cấm này được các bậc phụ huynh áp dụng rất khắc khe, vì họ sợ, họ ngại... những tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng sẽ làm cho con gái bạo ngược, "nổi loạn".

Họ sợ cũng có căn cứ. Những ai sống trong xã hội thực dân - phong kiến của nước ta vào những năm 30 - 40 mới thấy hết được thảm cảnh làm dâu, làm vợ. Cái xã hội Việt Nam đang là phong kiến bỗng được thổi một luồng gió mới của Âu Châu, mát mẻ đâu không thấy mà chỉ thấy những cơn gió rợn người, đến nỗi người ta phải đốt sách đi hoặc như chị tôi, mê sách quá mà gọi đèn phim đọc trong mùng vậy!

Khách quan mà nói, người ta nghĩ xấu về tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng thì nhiều chứ bản thân họ, những bậc phụ huynh cấm con em mình đọc tiểu thuyết (người dân thường gọi sách nói chung là truyện, tiểu thuyết) thì cũng ít tận mắt đọc những dòng chữ lãng mạn này.

Khái Hưng tên thật Trần Khánh Giư, sinh năm 1896 trong một gia đình quan lại phong kiến ở làng Cồ Am, Huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (nay thuộc Thành phố Hải Phòng). Ông cùng với Nhất Linh chủ trương tuần báo Phong Hoá và là cây bút chủ lực cho tờ Phong Hoá, Ngày Nay của Tự lực văn đoàn.

Tiểu thuyết đầu tay của ông, khi mới xuất bản đã gây một tiếng vang lớn, đó là tác phẩm "Hồn bướm mơ tiên" (1933) kể về một truyện tình éo le đầy ảo mộng dưới mái chùa giữa một chàng thư sinh và sư cô đã xuất gia. Cùng với Nhất Linh, Khái Hưng đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm để đời, làm ít nhiều thay đổi về tư tưởng và nhận thức của thanh niên lúc bấy giờ, tiêu biểu như: Nửa chừng xuân, Tiêu Sơn tráng sĩ, Thoát ly, Thừa tự, Đời mưa gió...

Giai đoạn cuối đời, Khái Hưng tham gia chính trị với nhiều tư tưởng phức tạp, từng bị Pháp bắt vì thân Nhật, sau này, ông đả kích cách mạng, ủng hộ bọn Việt gian. Có thể nói, về chính trị, Khái Hưng đã tự đánh mất danh tiếng của mình. Thế nhưng, xét về khía cạnh văn học, đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam là rất lớn lao.

Ông mất năm 1947, hưởng dương 51 tuổi.

Trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của mình, Khái Hưng đa phần viết tiểu thuyết, truyện dài (viết riêng hoặc chung với Nhất Linh). Tuy thế, thỉnh thoảng ông cũng viết truyện ngắn và các tác phẩm truyện ngắn của Khái Hưng, ít nhiều bổ dung và góp phần miêu tả bức tranh hiện thực, tư tưởng và nhận thức của con người miền Bắc những năm 30 - 45.

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Khái Hưng":

  1. Nửa Chừng Xuân
  2. Gia Đình
  3. Hồn Bướm Mơ Tiên - Nửa Chừng Xuân
  4. Thừa Tự
  5. Tuyển Tập Truyện Ngắn Khái Hưng
  6. Số Đào Hoa
  7. Truyện Ngắn - Khái Hưng