Khổng Giáo Vô Thần Hay Hữu Thần

Thể loại: Tôn Giáo - Tâm Linh
Tác giả : Nguyễn Văn Thọ
  • Định dạng : Sách PDF
  • Lượt xem : 109
  • Kích thước : 311 KB
  • Số trang : 25
  • Số lượt tải : 5
  • Read on mobile :

«Khổng giáo vô thần hay hữu thần» đó là một đề tài đã gây sóng gió hơn một trăm năm tại Trung Hoa và Âu Châu.

Cho nên khảo về vấn đề này và đặt lại nó vào hoàn cảnh lịch sử của nó, ta sẽ hiểu rõ tại sao xưa, người ta lại có những quan niệm tương phản nhau, và nhân đó cũng sẽ giúp cho chúng ta có một ý niệm chính xách hơn về vấn đề.

Trong bài này tôi sẽ trình bày vấn đề một cách khách quan và sẽ lần lượt bàn về:

1) Thái độ của các vị giáo sĩ khi sang giảng đạo bên Trung Hoa.

2) Quan niệm của ít nhiều giáo sĩ dòng Tên về Khổng giáo và phương pháp giảng giáo của các Ngài.

3) Quan niệm của đa số các giáo sĩ khác về Khổng giáo và phương pháp giảng giáo của các ngài. Thái độ của các Giáo hoàng.

4) Quan điểm của vua Khang Hi.

5) Quan niệm về Thượng đế qua Tứ Thư Ngũ Kinh.

6) Quan niệm về Thái Cực của Tống Nho.

7) Tổng luận.

Muốn bàn về vấn đề này chúng ta hãy cùng nhau trở về dĩ vãng, sống lại khoảng đầu thế kỷ XVII, khi mà các giáo sĩ Âu Châu bắt đầu sang truyền giáo tại Trung Hoa một cách qui mô và liên tục.

Nói thế có nghĩa là trước thế kỷ XVII, các giáo hoàng và vua chúa Âu Châu cũng đã từng có những liên lạc ngoại giao với Trung Quốc.

Giáo hoàng Innocent IV (1241-1254) đã gửi một sứ thần tên là Jean de Plan sang vua Thái Tổ (Gengis Khan) nhà Nguyên ở Karakourum. [2]

Vua Louis IX (1214-1270) nước Pháp đã tìm cách ngoại giao với vua chúa Trung Hoa qua trung gian Guillaume Ruysbroeck. [3]

Giáo hoàng Clément IV (1265-1268) cũng đã có liên lạc ngoại giao với vua Thế Tổ nhà Nguyên (Koubilai Khan) ở Bắc Kinh. [4]

Những liên lạc ngoại giao ấy nhằm vào hai mục đích: giảng giáo và tìm một liên minh mạnh mẽ có thể uy hiếp Hồi giáo ở phía sau lưng. [5]

Năm 1269, Nguyên Thế Tổ cũng đã gửi sứ thần sang Tòa Thánh xin Giáo hoàng gửi cho 100 đại biểu đến họp đại hội các tôn giáo ở Bắc Kinh.

Nhưng mãi đến đầu thế kỷ XVII, các giáo sĩ Âu Châu mới sang Trung Hoa đông đảo. Chúng ta ghi nhận: Linh mục Matteo Ricci, dòng Tên, đã tới Bắc Kinh năm 1598, và đã xin vào bệ kiến vua Khang Hi ngày 4-4-1601, với tư cách một nhà bác học thông thiên văn, địa lý, toán học, sẵn sàng phục vụ nhà vua… [6]

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":

  1. Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn Thư
  2. Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu Chỉ
  3. Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng Kinh
  4. Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ Kinh
  5. Hà Đồ Và Lạc Thư
  6. Lão, Trang Giản Lược
  7. Đạo Đức Kinh Lão Tử
  8. Âm Phù Kinh
  9. Phật Học Chỉ Nam
  10. Trung Dung Tân Khảo
  11. Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm
  12. Khổng Học Tinh Hoa
  13. Hướng Tinh Thần
  14. Đường Vào Triết Học Và Đạo Học
  15. Chân Dung Khổng Tử
  16. Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
  17. Trời Chẳng Xa Người
  18. Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung
  19. Con Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho Giáo
  20. Định Luật Tiến Hoá
  21. Khổng Giáo Vô Thần Hay Hữu Thần
  22. Kinh Dịch Với Đông Y
  23. Đức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm Linh
  24. Lecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn Đích
  25. Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ
  26. Nê Hoàn - Nhâm - Đốc
  27. Quan Niệm Tam Tài Với Con Người
  28. Ra Đời, Vào Đạo
  29. Sẫm Violet
  30. Thất Huyền Cầm