Kinh Pháp Ấn

Thể loại: Tôn Giáo - Tâm Linh
Tác giả : Thích Nhất Hạnh
  • Định dạng : Sách PDF
  • Lượt xem : 59
  • Kích thước : 305 KB
  • Số trang : 20
  • Số lượt tải : 1
  • Read on mobile :

Kinh Pháp Ấn (Thi Hộ đời Tống dịch từ Phạn ra Hán,

Thích Nhất Hạnh từ Hán ra Việt và chú giải)

I.

Hồi đó Phật đang ở nước Xá Vệ với đầy đủ quý vị trong cộng đồng khất sĩ. Một hôm ngài nói với đại chúng: “Có pháp ấn mầu nhiệm, quý vị có biết không? Hôm nay tôi muốn phân tích và diễn giải pháp ấn này cho quý vị nghe. Quý vị hãy đem nhận thức thanh tịnh ra để nghe cho kỹ, tiếp nhận cho thấu đáo, khéo léo xử dụng tâm ý đề ghi nhớ mà hành trì.”

Các vị khất sĩ bạch Phật: “Hay quá, thưa đức Thế Tôn! Xin người chỉ dạy cho, chúng tôi muốn được nghe.”

II.

Phật dạy:

“Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến. Tại sao thế? Vì tự tính của

Không không có vị trí trong không gian, không có hình tướng, không thể khái niệm được, chưa bao giờ từng sinh khởi, tri kiến không nắm bắt được và thoát ly mọi sự nắm bắt. Vì thoát ly được mọi sự nắm bắt nên nó bao hàm được tất cả các pháp và an trú nơi cái thấy bình đẳng không phân biệt.

“Cái thấy ấy là cái thầy chân chính và xác thực. Quý vị khất sĩ! Quý vị nên biết rằng không những tự tính của Không như thế mà tất cả các pháp cũng đều như thế. Ðó gọi là pháp ấn.

“Quý vị khất sĩ! Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật. Vì vậy quý vị nên nghe cho kỹ, tiếp nhận cho thấu đáo, để ghi nhớ mà tư duy và quán chiếu ngay trong lòng thực tại.

III.

“Quý vị khất sĩ! Người tu hành nên tìm nơi tĩnh mịch như vào rừng, ngồi dưới gốc cây để thực tập quán chiếu về tự thân thực tại. Phải thấy mọi sắc là khổ, là không và là vô thường để thoát ly cho được sự bám víu vào hình sắc và trở về an trú trong cái thấy bình đẳng không phân biệt đối với hình sắc. Ðối với cảm giác, tri giác, tâm tư và nhận thức cũng thế: người ấy nên quán chiếu rằng chúng là khổ, là không và là vô thường đề có thể thoát ly cho được cái thấy có tính cách sai lạc về cảm giác, tri giác, tâm tư và nhận thức để đại tới cái thấy bình đẳng không phân biệt về chúng. Này quý vị khất sĩ, các uẩn vốn là không, vốn được sinh khởi từ tâm, khi tâm không còn hiện hành thì uẩn cũng không còn tác dụng. Thấy biết được như thể tức là đạt được giải thoát chân chính. Giải thoát chân chính rồi thì thoát được mọi tri kiến. Phép quán sát này được gọi là KHÔNG, cánh cửa giải thoát thứ nhất.

IV.

“Lại nữa, an trú trong định mà quán sát các đối tượng thì hành giả thấy các đối tượng hình sắc đều tan biến hết và người ấy thoát ly được tính cách hư ảo của tri giác về hình sắc. Các đối tượng khác là thanh, hương, vị, xúc và pháp cũng đều tan biến hết và hành giả thoát ly được tính cách hư ảo của mọi tri giác về thanh, hương, vị, xúc và pháp. Pháp quán sát này gọi là VÔ TƯỚNG, cửa giải thoát thứ hai.

Vào được cánh cửa giải thoát này rồi thì tri kiến sẽ được thanh tịnh; và vì tri kiến đã thanh tịnh nên hành giả diệt trừ được hết các phiền não tham, sân, si. Tham, sân, và si đã tận diệt thì hành giả an trú được trong cái thấy bình đẳng. An trú được trong cái thấy này thì lìa được những cái thấy về TA và về CỦA TA, nghĩa là chấm dứt được mọi cái thấy sai lằm. Cái thấy này không còn cơ hội và căn cứ đề sinh khởi nữa.

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Nhất Hạnh":

  1. Bốn Mươi Ba Công Án Của Trần Thái Tông
  2. Am Mây Ngủ
  3. An Lạc Từng Bước Chân
  4. An Trú Trong Hiện Tại
  5. Bàn Tay Cũng Là Hoa
  6. Bồ Tát Tại Gia Bồ Tát Xuất Gia
  7. Bước Tới Thảnh Thơi
  8. Bụt Là Hình Hài - Bụt Là Tâm Thức
  9. Chỉ Nam Thiền Tập Dành Cho Người Trẻ
  10. Cho Đất Nước Đi Lên
  11. Cho Đất Nước Mở Ra
  12. Con Đã Có Đường Đi
  13. Con Đường Chuyển Hóa
  14. Con Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng
  15. Cửa Tùng Đôi Cánh Gài
  16. Đạo Bụt Nguyên Chất
  17. Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hàng Ngày
  18. Đạo Phật Của Tuổi Trẻ
  19. Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời
  20. Đạo Phật Hiện Đại Hóa
  21. Đạo Phật Ngày Nay
  22. Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới
  23. Để Có Một Tương Lai
  24. Để Hiểu Đạo Phật
  25. Đường Xưa Mây Trắng
  26. Duy Biểu Học
  27. Giận
  28. Giới Tiếp Hiện Chú Giải
  29. Hạnh Phúc Mộng Và Thực
  30. Hiệu Lực Cầu Nguyện
  31. Hoa Sen Trong Biển Lửa
  32. Hơi Thở Nuôi Dưỡng Và Trị Liệu
  33. Hướng Đi Của Đạo Bụt Cho Hòa Bình Và Môi Sinh
  34. Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử
  35. Im Lặng Sấm Sét - Kinh Người Bắt Rắn
  36. Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi
  37. Kinh Kim Cang - Gươm Báu Cắt Đứt Phiền Não
  38. Kinh Người Áo Trắng
  39. Kinh Pháp Ấn
  40. Kinh Quán Niệm Hơi Thở
  41. Nẻo Vào Thiền Học
  42. Nẻo Về Của Ý
  43. Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn
  44. Người Vô Sự
  45. Nhật Tụng Thiền Môn
  46. Nói Với Tuổi 20
  47. Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức
  48. Quan Âm Hương Tích
  49. Quan Âm Thị Kính
  50. Quyền Lực Đích Thực
  51. Sám Pháp Địa Xúc
  52. Sen Búp Từng Cành Hé
  53. Sen Nở Trời Phương Ngoại
  54. Sống Chung An Lạc
  55. Thiền - Chất Liệu Nuôi Dưỡng Trị Liệu Và Chuyển Hóa
  56. Thiền Hành Yếu Chỉ
  57. Thiền Sư Tăng Hội
  58. Thiền Tập Cho Người Bận Rộn
  59. Thiết Lập Tịnh Độ
  60. Thơ Từng Ôm Và Mặt Trời Từng Hạt
  61. Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy
  62. Tiếp Xúc Với Sự Sống
  63. Tình Người
  64. Tố Thiều Lan
  65. Trái Tim Của Bụt
  66. Trái Tim Của Hiểu Biết
  67. Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ
  68. Trái Tim Mặt Trời
  69. Truyện Kiều Văn Xuôi Dành Cho Người Trẻ
  70. Từng Bước Nở Hoa Sen
  71. Tùng Bưởi Hồng
  72. Tuổi Trẻ, Tình Yêu, Lý Tưởng
  73. Tương Lai Thiền Học Việt Nam
  74. Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
  75. Ước Hẹn Với Sự Sống
  76. Vương Quốc Của Những Người Khùng
  77. Bông Hồng Cài Áo
  78. Thả Một Bè Lau
  79. Những Con Đường Đưa Về Núi Thứu
  80. Thiền Sư Khương Tăng Hội
  81. Tâm Tình Với Đất Mẹ