Luyện Tinh - Khí - Thần

Thể loại: Tôn Giáo - Tâm Linh,
Tác giả : Đạo Cao Đài
  • Định dạng : Sách PDF
  • Lượt xem : 84
  • Kích thước : 384 KB
  • Số trang : 89
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Luyện Tinh - Khí - Thần trên điện thoại

- TAM BỬU TRONG PHÉP LUYỆN ĐẠO

Tam bửu trong phép Luyện đạo:

TINH:

A: Essence of material body.

P: Essence du corps matériel.

KHÍ:

A: Vital energy.

P: Énergie vitale.

THẦN:

A: Mind.

P: Esprit.

Ba chữ "Tinh, Khí, Thần" trong trường hợp Luyện đạo có ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn với trường hợp dâng Tam bửu cúng Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.

Chúng ta đọc đoạn Thánh Ngôn sau đây của Chí Tôn:

TNHT: "Thầy cắt nghĩa: Mỗi kẻ phàm dưới thế đều có hai xác thân: một cái phàm gọi là Corporel, còn một cái thiêng liêng gọi là Spirituel. Mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra, nên gọi nó là bán hữu hình, vì có thể thấy đặng mà cũng có thể không thấy đặng.

Cái xác vô hình huyền diệu thiêng liêng ấy do nơi TINH, KHÍ, THẦN mà luyện thành.

Nó nhẹ nhàng hơn không khí. Khi nơi xác phàm xuất ra thì lấy hình ảnh của xác phàm như khuôn in rập.

Còn khi đắc đạo, mà có TINH, KHÍ, không có THẦN thì không thế nhập mà hằng sống được. Còn có THẦN không có TINH, KHÍ thì khó huờn đặng Nhị xác thân.

Vậy ba món báu đó phải hiệp mới đặng.

Nó vẫn là chất tức hiệp với không khí Tiên Thiên, mà trong khí

Tiên Thiên thì hằng có điển quang. Cái chơn thần buộc phải tinh tấn, trong sạch, mới nhẹ hơn không khí, ra khỏi ngoài Càn Khôn đặng.

Nó phải có bổn nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật mới xuất Thánh, Tiên, Phật đặng.

Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất chơn thần tinh khiết."

Trong Đại Thừa Chơn Giáo, trang 52 và 69, có giải về Tinh Khí Thần, xin trích ra sau đây:

"Như con người lo lắng, vọng tưởng điều nầy sự nọ thì lao Thần; còn ham muốn mơ mộng phú quí vinh hoa thì tản Khí; bằng say đắm tình trường dục hải thì tổn Tinh.

Hễ Tam bửu hao mòn thì nào khác chi ngọn đèn tàn, dầu hao tim lụn, leo lét canh khuya, khi mờ khi tỏ, tất nhiên một hồi phải tắt ngay. Vả như Tam bửu hư hoại thì tự nhiên Ngũ Hành, Ngũ Tạng cũng phải xiêu bè suy nhược theo nhau."

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạo Cao Đài":

  1. Kinh Sám Hối
  2. Thượng Đế Giảng Chân Lý
  3. Phật Mẫu - Diêu Trì Kim Mẫu
  4. Tìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên Cơ
  5. Đại Giác Thánh Kinh
  6. Vì Sao Thờ Chữ Khí
  7. Luyện Tinh - Khí - Thần
  8. Chiết Tự Chữ Hán
  9. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển
  10. Bước Đầu Học Đạo
  11. Góp Nhặt Chuyện Đạo
  12. Thất Chân Nhân Quả
  13. Giáo Lý Đạo Cao Đài Cơ Bản
  14. Triết Lý Đại Đồng