POMONA là cái tên cái nhà gỗ trong rừng của tôi đang ở. Nguyên Hưng cứ tưởng tượng một buổi sáng thức dậy ở Phương Bối Am, lúc bảy giờ. Chim chóc hát vang rừng và ánh sáng tràn vào thành từng vũng lớn. Tôi đến đây vào một buổi tối; xe hơi len lỏi trên những con đường rừng thành ra không thấy gì. Sáng dậy, tôi giật mình vì tiếng chim hót, vì căn nhà gỗ và sự yên tĩnh mà đã hơn một năm nay tôi thiếu thốn. Ở Nữu Ước dù thức dậy lúc ba giờ khuya ta cũng vẫn nghe tiếng xe cộ đi lại. Tôi nhớ hồi mới về Nữu Ước, suốt một tuần lễ tôi không ngủ được. Tôi than phiền với một người quen.
Anh ta mua biếu tôi một thứ bông sáp để nhét vào tai khi đi ngủ. Cố nhiên là đỡ ồn rồi, nhưng tôi vẫn không ngủ được bởi vì không thể quên được vì không thể quên được cái cảm giác là lạ trong hai tai. Mãi mấy hôm sau tôi mới làm quen với tiếng ồn và mới ngủ được. Thực ra, tất cả chỉ là vấn đề thói quen. Có người đã quen với tiếng tích tắc của đồng hồ, thiếu nó thì cũng không ngủ được. Nguyên Hưng không nhớ hồi anh Cường lên chơi và ngủ lại Phương Bối Am sao. Đã quen với tiếng xe cộ đường Hồng Thập Tự nên nằm ở Phương Bối anh ấy cũng không ngủ được vì cái yên tĩnh kỳ lạ của núi rừng Đại Lão.
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác. Tôi khoác chiếc áo nhật bình đi ra ngoài. Thật ra một cảnh tượng thần tiên. Tôi có ngờ đâu căn nhà gỗ này nằm bên một chiếc hồ lớn - lớn hơn cả hồ Đà Lạt. Mặt hồ sáng loáng phản chiếu nắng buổi mai, đẹp rực rỡ như tranh thần thoại. Bờ hồ là cây rừng; lá cành mang nhiều mầu sắc. Trời sắp ngả sang thu rồi đó, Nguyên Hưng.
Tai tôi thoáng nghe tiếng cười đùa. Tôi vừa đi vào con đường mòn vừa gài khuy áo, tìm tới gần chỗ phá xuất ra tiếng nói cười trẻ em. Đi chừng hai trăm thước tôi thấy hiện ra một khu có sân rộng, có tới mấy chục ngôi nhà gỗ như Pomona, nhưng bé hơn Pomona. Bọn trẻ con đang rửa mặt, đánh răng. Đây là Cherrokees, trại của các em nhỏ từ bảy đến mười một tuổi. Rải rác trong rừng còn có năm hay sáu làng nữa, của những lứa tuổi lớn hơn. Khu rừng mấy trăm mẫu này hiện dùng làm trại hè - trại Ockanickon, cho học sinh. Để trốn nắng thành phố, tôi đã về đây, sống với thiên nhiên, với rừng xanh, hồ biếc và trẻ thơ. Tôi sẽ ở lại đây vài ba tuần nữa trước khi trở về lo công việc mùa thu.
Ngay đầu tôi đã ở chơi suốt ngày với các cậu bé làng Cherrokees. Các cậu bắt đâu được một chú nai con mới sinh được ba bốn ngày. Mẹ nó đã bỏ nó đi đâu mất. Các cậu bé đem nó về trại nuôi. Ban giám đốc trại làm cho các cậu ấy một cái nhà lưới rộng, có hai phòng, để nuôi chú nai con. Chúng đặt tên con nai là Datino. Datino có bộ lông mầu vàng điểm nhiều chấm sao trắng rất đẹp. Datino được các cậu bé cho ăn cháo tấm trộn với sữa tươi, và bắp cải non. Sống được tám tuần lễ ở trong trại rồi, Datino đã lớn. Nhờ sự chăm sóc của các cậu bé, nó đã cao chừng bốn tấc tây. Tôi cũng hay quanh quẩn với các em chung quanh cái nhà lưới của Datino và hay hái những cành có lộc non cho
Datino gặm. Pomona thanh tịnh quá khiến tôi ít ưa đi đâu nữa. Tôi có đem về đây mấy cuốn sách nhưng không đọc. Nguyên Hưng nghĩ đọc làm sao được khi rừng cây thanh tịnh như thế kia, hồ nước xanh mát như thế kia, tiếng chim hót trong trẻo thế kia. Có những buổi sáng tôi đi vào trong một khu rừng thưa và ở lại đó một mình cho đến chiều. Tôi đi thơ thẩn trong rừng hay nằm dài trên những thảm rêu mềm mại, khoanh tay nhìn trời xanh, mây trắng. Những lúc như thế này tôi thấy tôi đổi khác. Có thể nói là tôi tìm thấy rõ mặt mũi chân thực của tôi thì đúng hơn. Những nhận xét, những cảm nghĩ, những quan niệm không còn giống như những nhận xét những cảm nghĩ những quan niệm hồi tôi còn ở Nữu Ước. Tôi thấy sự vật sáng hơn, khỏe hơn và ít tầm thường hơn. Chiều hôm qua tôi ngồi trên một chiếc thuyền con và tự chèo lên phía Bắc của hồ, trên một cây số. Tôi ngồi chơi giữa những bông súng cho tới khi trời nhuộm mầu tím mới bơi về. Tối quá, tí nữa thì không tìm ra được cái bến xinh xắn của
Pomona.
Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Nhất Hạnh":
- Bốn Mươi Ba Công Án Của Trần Thái Tông
- Am Mây Ngủ
- An Lạc Từng Bước Chân
- An Trú Trong Hiện Tại
- Bàn Tay Cũng Là Hoa
- Bồ Tát Tại Gia Bồ Tát Xuất Gia
- Bước Tới Thảnh Thơi
- Bụt Là Hình Hài - Bụt Là Tâm Thức
- Chỉ Nam Thiền Tập Dành Cho Người Trẻ
- Cho Đất Nước Đi Lên
- Cho Đất Nước Mở Ra
- Con Đã Có Đường Đi
- Con Đường Chuyển Hóa
- Con Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng
- Cửa Tùng Đôi Cánh Gài
- Đạo Bụt Nguyên Chất
- Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hàng Ngày
- Đạo Phật Của Tuổi Trẻ
- Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời
- Đạo Phật Hiện Đại Hóa
- Đạo Phật Ngày Nay
- Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới
- Để Có Một Tương Lai
- Để Hiểu Đạo Phật
- Đường Xưa Mây Trắng
- Duy Biểu Học
- Giận
- Giới Tiếp Hiện Chú Giải
- Hạnh Phúc Mộng Và Thực
- Hiệu Lực Cầu Nguyện
- Hoa Sen Trong Biển Lửa
- Hơi Thở Nuôi Dưỡng Và Trị Liệu
- Hướng Đi Của Đạo Bụt Cho Hòa Bình Và Môi Sinh
- Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử
- Im Lặng Sấm Sét - Kinh Người Bắt Rắn
- Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi
- Kinh Kim Cang - Gươm Báu Cắt Đứt Phiền Não
- Kinh Người Áo Trắng
- Kinh Pháp Ấn
- Kinh Quán Niệm Hơi Thở
- Nẻo Vào Thiền Học
- Nẻo Về Của Ý
- Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn
- Người Vô Sự
- Nhật Tụng Thiền Môn
- Nói Với Tuổi 20
- Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức
- Quan Âm Hương Tích
- Quan Âm Thị Kính
- Quyền Lực Đích Thực
- Sám Pháp Địa Xúc
- Sen Búp Từng Cành Hé
- Sen Nở Trời Phương Ngoại
- Sống Chung An Lạc
- Thiền - Chất Liệu Nuôi Dưỡng Trị Liệu Và Chuyển Hóa
- Thiền Hành Yếu Chỉ
- Thiền Sư Tăng Hội
- Thiền Tập Cho Người Bận Rộn
- Thiết Lập Tịnh Độ
- Thơ Từng Ôm Và Mặt Trời Từng Hạt
- Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy
- Tiếp Xúc Với Sự Sống
- Tình Người
- Tố Thiều Lan
- Trái Tim Của Bụt
- Trái Tim Của Hiểu Biết
- Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ
- Trái Tim Mặt Trời
- Truyện Kiều Văn Xuôi Dành Cho Người Trẻ
- Từng Bước Nở Hoa Sen
- Tùng Bưởi Hồng
- Tuổi Trẻ, Tình Yêu, Lý Tưởng
- Tương Lai Thiền Học Việt Nam
- Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
- Tý
- Ước Hẹn Với Sự Sống
- Vương Quốc Của Những Người Khùng
- Bông Hồng Cài Áo
- Thả Một Bè Lau
- Những Con Đường Đưa Về Núi Thứu
- Thiền Sư Khương Tăng Hội
- Tâm Tình Với Đất Mẹ