LỜI NÓI ĐẦU
Có thể xem cuốn sách này như là phần mở rộng những tư tưởng đã được trình bày trong Man for Himself, một cuốn sách bàn về tâm lý học trong lãnh vực đạo đức. Đạo đức và tôn giáo có sự tương quan mật thiết với nhau, do đó, chúng có một số điểm chồng chéo đan xen. Nhưng trong sách này, tôi đã cố gắng tập trung vào vấn đề tôn giáo, trong khi Man for Himself chú trọng vào các vấn đề thuộc đạo đức.
Các quan điểm trong sách này không tiêu biểu cho "phân tâm học". Có nhiều nhà phân tâm học đã bày tỏ sự nhiệt tình với tôn giáo, trong khi những nhà phân tâm học khác lại xem sự quan tâm đến tôn giáo là dấu hiệu của sự bế tắc do xung đột về cảm xúc. Quan điểm của cuốn sách này khác với cả hai và hầu như đại diện cho tư tưởng của nhóm các nhà phân tâm học nằm ngoài hai nhóm trên.
E.F
Chương 1. VẤN ĐỀ
Chương 2. FREUD VÀ JUNG
Chương 3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ DẠNG TRẢI NGHIỆM TÔN GIÁO
Chương 4. NHÀ PHÂN TÂM HỌC TRONG VAI TRÒ "THẦY THUỐC CỦA TÂM HỒN”
Chương 5. PHÂN TÂM HỌC CÓ PHẢI LÀ SỢI CHỈ CỦA TẤM VẢI TÔN GIÁO HAY KHÔNG?