“Biển gọi” là câu chuyện kể về đoàn tàu không số, về một chiến sĩ có tên là Vũ và đồng đội của anh - những chiến sĩ hải quân, những thủy thủ trên những con tàu nhỏ nhoi, đơn độc, len lách tìm tòi, khai mở những con đường mới trên biển cả mênh mông, lạ lẫm và đầy sóng gió, giông bão, giữa sự vây bủa trùng điệp của quân thù.***
Hồ Phương là nhà văn quân đội, là “nhà văn của những dòng ngợi ca” như người ta vẫn thường nói. Tuy nhiên, khi viết “Biển gọi”, ông không chỉ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, không chỉ phác thảo gương mặt của những người anh hùng, miêu tả những hành động anh hùng mà ông còn có những trang viết bi tráng nói về sự hy sinh mất mát lớn lao của người lính.
Tác phẩm tiêu biểuVệ út (truyện) (1955)
Vài mẩu chuyện về Điện Biên Phủ (truyện) (1956)
Lá cờ chuẩn đỏ thắm (truyện) (1957)
Thư nhà (truyện ngắn) (1948)
Cỏ non (truyện ngắn) (1960)
Trên biển lớn (truyện ngắn) (1964)
Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng (ghi chép) (1964)
Nhằm thẳng quân thù mà bắn (truyện) (1965)
Chúng tôi ở Cồn Cỏ (ký sự) (1966)
Kan Lịch (tiểu thuyết) (1967)
Số phận lữ dù 3 ngụy Sài Gòn (ký) (1971)
Khi có một mặt trời (truyện) (1972)
Những tầm cao (tiểu thuyết - 2 tập) (1975)
Phía tây mặt trận (truyện ngắn, ký) (1978)
Biển gọi (tiểu thuyết) (1980)
Cầm Sa (truyện ngắn) (1980)
Bình minh (tiểu thuyết) (1981)
Núi rừng yên tĩnh (truyện, ký in chung) (1981)
Mặt trời ấm sáng (tiểu thuyết) (1985)
Cỏ non (tuyển truyện ngắn) (1989)
Đại đoàn đồng bằng (ký sự in chung) (1989)
Anh là ai (tiểu thuyết) (1992)
Ông trùm (truyện ngắn) (1992)
Cánh đồng phía Tây (tiểu thuyết) (1994)
Chân trời xa (tiểu thuyết) (1985)
Huế trở lại mùa xuân (truyện ngắn)
Yêu tinh (tiểu thuyết) (2001)
Ngàn dâu (tiểu thuyết) (2002)
Những cánh rừng lá đỏ (tiểu thuyết) (2005)
Cha và con (tiểu thuyết) (2007)