Cách Ta Nghĩ

Thể loại: Tâm Lý Kỹ Năng
Tác giả : John Dewey
  • Định dạng : Sách nói / Sách PDF
  • Lượt xem : 96
  • Kích thước : 1.2 MB
  • Số trang : 385
  • Số lượt tải : 1
  • Read on mobile :

Mục lục sách nói

00:00:00 
Lời Tựa
00:02:21 
Phần Một. Vấn Đề Luyện Trí
00:14:23 
Thành Tố Cốt Lõi Trong Suy Tưởng
00:20:08 
Những Thành Tố Của Suy Nghĩ Phản Tỉnh
00:26:10 
Tóm Lược
00:29:34 
Chương 2. Sự Bức Thiết Của Việc Rèn Trí Nghĩ
00:38:49 
Tầm Quan Trọng Của Định Hướng Để Hiện Thực Hóa Những Giá Trị Này
00:41:38 
Những Khuynh Hướng Cần Đến Sự Điều Chỉnh Không Ngừng
00:55:02 
Quy Tắc Chuyển Hóa Suy Luận Thành Bằng Chứng
01:00:07 
Chương 3. Các Năng Lực Tự Nhiên Trong Việc Rèn Trí Nghĩ
01:10:48 
Sự Gợi Ý
01:22:54 
Sự Ngăn Nắp. Bản Chất Của Suy Nghĩ
01:33:22 
Chương 4. Các Điều Kiện Trong Nhà Trường Và Việc Rèn Trí Nghĩ
01:37:24 
Ảnh Hưởng Từ Thói Quen Của Người Khác
01:44:33 
Ảnh Hưởng Từ Bản Chất Các Môn Học
01:51:03 
Ảnh Hưởng Của Những Mục Tiêu Và Lý Tưởng Hiện Hành
01:54:57 
Chương 5. Các Phương Tiện Và Mục Đích Của Việc Rèn Trí Nghĩ. Vấn Đề Tâm Lý Và Luận Lý
02:10:07 
Kỷ Luật Và Tự Do
02:19:03 
Phần Hai. Suy Luận Logic
02:27:21 
‘Cái Khó’ Nảy Sinh
02:30:58 
Định Nghĩa Về Cái Khó
02:33:27 
Nảy Sinh Gợi Ý Cho Một Sự Giải Thích Hoặc Giải Pháp Khả Dĩ
02:35:24 
Phân Giải Chi Tiết Một Ý Kiến
02:41:02 
Chương 7. Suy Luận Hệ Thống. Quy Nạp Và Diễn Dịch
02:51:56 
Sự Dẫn Dắt Của Vận Động Quy Nạp
03:05:48 
Biến Thể Thử Nghiệm Cho Các Điều Kiện
03:11:12 
Dẫn Dắt Của Vận Động Diễn Dịch
03:17:10 
Một Số Phương Diện Có Tính Giáo Dục Trong Việc Thảo Luận
03:25:37 
Chương 8. Xét Đoán. Thông Giải Các Sự Kiện
03:40:33 
Nguồn Gốc Và Bản Chất Của Những Ý Tưởng
03:48:04 
Phép Phân Tích Và Tổng Hợp
03:59:11 
Chương 9. Ý Nghĩa. Hay Là Những Quan Niệm Và Sự Thông Hiểu
04:09:37 
Quá Trình Thấu Đạt Tới Ý Nghĩa
04:19:23 
Những Quan Niệm Và Ý Nghĩa
04:28:42 
Định Nghĩa Và Sự Tổ Chức Các Ý Nghĩa
04:40:09 
Chương 10. Suy Nghĩ Cụ Thể Và Suy Nghĩ Trừu Tượng
04:59:39 
Chương 11. Suy Luận Kinh Nghiệm Và Suy Luận Khoa Học
05:09:42 
Phương Pháp Khoa Học
05:23:39 
Phần Ba. Rèn Trí Nghĩ
05:24:07 
Giai Đoạn Sơ Khai Của Hoạt Động
05:32:11 
Chơi Đùa, Làm Việc Và Những Thể Thức Liên Kết Của Hoạt Động
05:46:33 
Những Nghề Nghiệp Có Tính Xây Dựng
05:50:22 
Chương 13. Ngôn Ngữ Và Việc Rèn Trí Nghĩ
06:03:26 
Sự Lạm Dụng Các Phương Pháp Ngôn Ngữ Trong Giáo Dục
06:09:14 
Việc Sử Dụng Ngôn Ngữ Trong Các Phương Diện Giáo Dục Của Nó
06:27:14 
Chương 14. Quan Sát Và Thông Tin Trong Việc Rèn Trí Nghĩ
06:46:52 
Sự Truyền Đạt Thông Tin
06:52:58 
Chương 15. Bài Học Thuộc Và Việc Luyện Trí Năng
06:54:54 
Các Bước Hình Thức Trong Truyền Thụ Kiến Thức
07:04:48 
Các Nhân Tố Trong Bài Học Thuộc
07:20:07 
Chương 16. Một Vài Khái Luận

CÁC nhà trường của chúng ta đang rối bời với vô số môn học, mỗi môn lại có cơ man các tài liệu và quy tắc. Gánh nặng càng dồn lên vai những người làm nghề dạy khi họ phải ứng xử với từng cá nhân học sinh chứ không phải trước một số đông. Trừ phi những bước đi tiên phong này rốt cuộc chỉ để tiêu khiển đầu óc, mục đích của chúng ta là tìm ra được điểm mấu chốt hay nguyên tắc nào đó hướng tới một sự giản lược hóa. Cuốn sách này thể hiện niềm tin vững chắc rằng, việc nỗ lực đưa thái độ tâm trí, đưa thói quen tư duy - những cái mà chúng ta gọi là có tính khoa học ấy - trở thành cứu cánh sẽ đồng thời làm phát lộ nhân tố có tác dụng củng cố và hướng đến niềm tin ấy. Dễ mường tượng được là thái độ khoa học này khó lòng dung hợp ngay với việc dạy dỗ thanh thiếu niên.

Nhưng cuốn sách này cũng thể hiện niềm tin rằng đó không phải là điều muốn hướng tới; rằng thái độ cố hữu và còn vô nhiễm của tuổi thơ, nổi bật với trí tò mò, óc tưởng tượng đầy hứng khởi cùng với lòng yêu thích tra xét thử nghiệm là những thứ gần gũi, rất gần gũi với thái độ của một đầu óc khoa học. Nếu những trang viết này giúp ích chút nào cho việc ngộ ra được mối liên hệ mật thiết này cũng như giúp cho việc nghiêm túc suy xét rằng làm thế nào mà khi điều này đi vào thực tiễn giáo dục sẽ đem đến hạnh phúc cá nhân và giảm bớt lãng phí xã hội, hẳn khi ấy tác dụng của cuốn sách đã vượt quá sự mong đợi.

Không thể kể tên cho hết các tác giả mà tôi muốn tri ân. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới vợ tôi, người tiếp nguồn cảm hứng cho những ý tưởng của cuốn sách, và chuyên tâm tận sức với Trường thực nghiệm tại Chicago trong thời gian từ năm 1896 đến năm 1903. Qua đó, những ý tưởng trong cuốn sách này trở nên cụ thể vì đã được tổ chức và thử nghiệm trong thực tiễn. Cũng qua đây, tôi vinh hạnh bày tỏ lòng biết ơn đối với những đóng góp trí tuệ và sự đồng cảm của những người đã cộng tác với tư cách tham gia giảng dạy, giám sát quá trình điều hành ngôi trường thực nghiệm, và nhất là bà Ella Flagg Young, khi còn là đồng nghiệp của tôi tại Trường đại học, nay là Thanh tra giáo dục Chicago.