Vắng Lặng và Minh Sát
Chúng ta thiền về những gì? Làm thế nào để phát triển tuệ minh sát? Đó là những câu hỏi quan trọng. Có hai pháp hành thiền: hành thiền để làm cho tâm trở nên vắng lặng và hành thiền để khai triển tuệ minh sát.
Thiền về mười đề mục dùng vật chế ra ( kasina) để chú niệm, chỉ đưa đến tâm vắng lặng. Thiền về mười đề mục ô trược ( asubha, như mười loại tử thi), cũng chỉ đưa đến vắng lặng, không đến minh sát.
Mười đề mục suy niệm như niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới v.v..., cũng chỉ có thể phát triển vắng lặng, không khai triển minh sát. Niệm về ba mươi hai phần của thân như tóc, móng tay móng chân, răng v.v... cũng không phải minh sát mà chỉ phát triển trạng thái vắng lặng.
Niệm hơi thở cũng phát triển vắng lặng. Nhưng hành giả có thể dùng pháp niệm hơi thở để triển khai minh sát. Sách Thanh Tịnh Đạo (Vissudhi m agga), xếp pháp nầy vào hạng t hiền Vắng Lặng, vậy chúng ta cũng xem nó là như vậy.
Có pháp suy niệm về bốn phẩm hạnh từ, bi, hỷ, xả gọi là tứ vô lượng tâm, và bốn pháp dẫn đến Thiền (Jhā na) Sắc Giới và Vô SắcGiới. Rồi có pháp suy niệm về tánh cách ghê tởm của vật thực.
Những đề mục ấy là của t hiền Vắng Lặng. Khi hành giả thực hành quán niệm các nguyên t ố hợp thành cơ thể vật chất thì pháp nầy được gọi là phân tích tứ đại. Mặc dầu là t hiền Vắng Lặng, pháp nầy cũng giúp khai triển tuệ minh sát.
Tất cả bốn mươi đề mục hành thiền kể trên là để phát triển tâm định ( vì lẽ ấy pháp hành nầy cũng được gọi là thiền“Định”, đối với thiền Minh Sát, gọi là thiền“Tuệ”, hay thiền “Chỉ” đối với thiền “Quán”. Ở đây dùng danh từ t hiền Vắng Lặng, trực tiếp phiên dịch phạn ngữ Samatha, có nghĩa yên tĩnh, vắng lặng, đồng nghĩa với samādhi - định, cittekaggatā - nhất điểm tâm, và avikkhepa - tâm không chao động).
Chỉ có pháp niệm hơi thở và pháp phân tích tứ đại liên quan đến t hiền Minh Sát. Còn lại, những pháp kia không dẫn đến tuệ minh sát. Người đã thực hành những pháp ấy muốn thành đạt tuệ minh sát còn phải gia công thực hành thêm nữa