Chiều Hôm Lỡ Chuyến

Tác giả : Mishima Yukio
  • Định dạng : Sách PDF
  • Lượt xem : 78
  • Kích thước : 779 KB
  • Số trang : 166
  • Số lượt tải : 8

Yukio Mishima tên thật là Hiraoka Kimitake sinh năm 1925 tại Tokyto - Nhật Bản và kết thúc cuộc đời bằng việc tự sát năm 1970. Các thể loại sáng tác bao gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ và kịch. Sự nghiệp của ông được bắt đầu bằng cuốn tiểu thuyết “Confessions of a Mask”, năm 1948. Ông chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa yêu nước trung quân truyền thống và tinh thần võ sĩ đạo Samurai của Nhật Bản, tuy ông vẫn diện đồ tây và ở nhà tây. Ông được đánh giá là một trong những nhà văn quan trọng nhất trong nền văn học Nhật Bản thế kỷ 20. Trước tác của ông bao gồm 40 cuốn tiểu thuyết, 20 tuyển tập truyện ngắn và khoảng vài chục vở kịch cùng với một số bài thơ. Ông là nhà văn 3 lần được đề cử là ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Văn học

***

Giải thưởng: Giải Shincho (1954); Giải thưởng Kishida cho tác phẩm kịch (1955); Giải Yomiuri (1957, 1961).

Truyện kể về Ryuji, một chàng thủy thủ luôn sống với ý nghĩ, dù là mơ hồ, rằng có một niềm vinh dự đặc biệt nào đó đang chờ đợi chàng ngoài biển khơi. Chàng gặp một thiếu phụ có tên là Fusako và yêu nàng say đắm. Cuối cùng, chàng quyết định kết hôn với nàng. Đứa con trai 13 tuổi của Fusako - Noboru - là một trong những đứa trẻ trong nhóm những cậu bé có tính nết hoang tàn. Những đứa trẻ này tin vào cái gọi là “tính khách quan”, bài trừ thế giới người lớn bởi theo chúng người lớn là những kẻ luôn sống trong ảo mộng, là những kẻ đạo đức giả và lụy tình.

Ngay khi Ryuji bắt đầu thân thiết với Fusako - người thiếu phụ sống bên bờ biển - cũng là lúc chàng xé bỏ những ước mơ mà chàng đang đeo đuổi trong cuộc đời chàng. Con trai của Fusako, Noboru, có một sở thích nhìn lén mẹ nó qua lỗ khóa cửa: mỗi lần nhìn ngắm mẹ nó trút bỏ xiêm y, nó lại thấy cơ thể mình đê mê, rạo rực. Noboru căm ghét cái ý nghĩ rằng mẹ nó đang dần xa rời nó để đến với một người đàn ông, người mà đã lấy đi của nó niềm hy vọng và sự tự do. Sự giận dữ, nỗi lo sợ vì phải cô đơn ấy của Noboru đã hóa chuyển thành những hành động hung dữ khủng khiếp của chính nó và những đứa trẻ cùng trong nhóm.

***

Truyện kể về Ryuji, một chàng thủy thủ luôn sống với ý nghĩ, dù là mơ hồ, rằng có một niềm vinh dự đặc biệt nào đó đang chờ đợi chàng ngoài biển khơi. Chàng gặp một thiếu phụ có tên là Fusako và yêu nàng say đắm. Cuối cùng, chàng quyết định kết hôn với nàng. Đứa con trai 13 tuổi của Fusako - Noboru - là một trong những đứa trẻ trong nhóm những cậu bé có tính nết hoang tàn. Những đứa trẻ này tin vào cái gọi là “tính khách quan”, bài trừ thế giới người lớn bởi theo chúng người lớn là những kẻ luôn sống trong ảo mộng, là những kẻ đạo đức giả và lụy tình.

Ngay khi Ryuji bắt đầu thân thiết với Fusako - người thiếu phụ sống bên bờ biển - cũng là lúc chàng xé bỏ những ước mơ mà chàng đang đeo đuổi trong cuộc đời chàng. Con trai của Fusako, Noboru, có một sở thích nhìn lén mẹ nó qua lỗ khóa cửa: mỗi lần nhìn ngắm mẹ nó trút bỏ xiêm y, nó lại thấy cơ thể mình đê mê, rạo rực. Noboru căm ghét cái ý nghĩ rằng mẹ nó đang dần xa rời nó để đến với một người đàn ông, người mà đã lấy đi của nó niềm hy vọng và sự tự do. Sự giận dữ, nỗi lo sợ vì phải cô đơn ấy của Noboru đã hóa chuyển thành những hành động hung dữ khủng khiếp của chính nó và những đứa trẻ cùng trong nhóm.

***

“Ngủ ngoan đi con”, Mẹ nó vừa nói vừa đứng từ bên ngoài khoá tách cửa phòng ngủ lại. Không biết khi cháy nhà thì bà sẽ xoay xỏa ra sao. Việc trước tiên phải làm là cứu nó thoát ra khỏi phòng, bà vẫn thường tự thề với mình như vậy. Nhưng ngộ nhỡ lửa nóng làm khung cửa gỗ cong queo hoặc sơn chảy ra bịt kín lỗ khoá cửa đi thì sao? Nhảy qua cửa sổ mà chạy trốn ư? Phía dưới cửa sổ là lối đi trải đá hơn nữa tầng nhì của căn nhà ngất nghểu này lại cao quá chừng, thực tuyệt vọng chẳng còn trông mong được gì hết.

Chẳng qua cũng đáng đời cho nó, tự thân tác nghiệp cả! Nếu không có một lần nghe lời thằng thủ lĩnh dụ dỗ lẻn trốn khỏi nhà giữa đêm khuya thì làm gì có chuyện. Sau đó dù bị cật vấn biết bao lần, nó vẫn nhất định không chịu xưng tên thằng thủ lĩnh ra cho mẹ nó hay.

Hai mẹ con nó sống trong căn nhà cha nó xây lên lúc còn sinh tiền trên đỉnh đồi Yado ở Yokohama. Sau chiến tranh, căn nhà bị quân đội chiếm đóng trưng dụng và sửa sang để cho căn phòng nào trên tầng nhì cũng có nhà tiêu, nhà tắm riêng rẽ. Đêm đến có bị nhốt trong phòng cũng chẳng đến nỗi khó chịu tù túng bao nhiêu nhưng đối với một thằng bé mười ba tuổi như nó thì thật là một sự khuất nhục khủng khiếp.

Một sáng phải một mình ngồi trông nhà, muốn phá phách cho hả, Noboru đã lục lọi lung tung khắp phòng chẳng chừa một chỗ nào hết.

Áp ngay vào bức tường phòng ngủ mẹ nó, có kê một cái tủ gỗ đầy những ngăn kéo rộng lớn. Nó lôi hết mấy cái ngăn kéo ra hất tung hê các thứ bên trong vung vãi khắp sàn và bất chợt nó nhìn thấy một tia sáng chiếu rọi vào trong một ngăn tủ rỗng không.

Nó chui đầu vào trong khoảng trống và khám phá ra nguồn ánh sáng: qua một cái lỗ nhỏ nó nhìn thấy mặt trời buổi sáng đầu mùa hè phản ánh chói chang trên măt biển chiếu sáng chan hoà căn phòng trống không của mẹ nó. Ngăn tủ này rộng lắm. Nó uốn mình chui tọt vào trong, ngay cả một người lớn nếu chịu khó cuộn mình cũng có thể chui lọt vào nữa.

Ghé mắt qua lỗ hổng nhìn vào phòng ngủ của mẹ, Noboru cảm thấy có một cái gì thực mát mẻ tốt tươi.

Mấy chiếc giường ngủ bằng đồng thau bóng loáng mà ba nó gửi mua tận New Orleans ở châu Mĩ đem về vẫn được kê sát tường bên trái sau khi ba nó qua đời. Một tấm khăn trải giường và trên tấm vải trắng tinh có một chữ «K» to tướng nổi bật lên - đó là chữ đầu trong họ Kuroda nhà nó. Một cái mũ cói màu xanh nước biển để đội khi đi dạo mát nằm trỏng trơ trên giường, dải mũ dài có tua xanh lợt buông thõng phất phơ. Trên chiếc bàn đặt đèn ngủ, có một cái quạt điện màu xanh.

Phía bên phải, gần cửa sổ là cái bàn phấn có tấm gương ba mặt hình bồ dục. Tấm gương vẫn chưa hoàn toàn khép kín, mép kính phía trên lấp lánh trông như những mảnh giá băng có góc cạnh sắc nhọn. Phía trước gương là cả một rừng chai lọ nho nhỏ: nước hoa eau de Cologne, bình xịt nước hoa, lọ hương thuỷ màu tím để pha vào nước tắm, cái cốc chân vại theo lối người Bôhêmiêng trông như pha lê trong vắt, mặt cốc lóng lánh dưới ánh sáng mặt trời, một đôi bao tay màu nâu nhăn nheo dúm dó trông như mấy chiếc lá sam.

Một bộ trường kỉ, hai chiếc ghế, một cây đèn và một cái bàn thâm thấp, bóng bẩy hào nhoáng được kê ngay dưới cửa sổ. Trên bộ trường kỉ có một tấm khung thêu mới bắt đầu thêu phác một hình vẽ. Thứ này gần đây không còn thấy lưu hành nữa, nhưng mẹ nó lại thích những trò thủ công nghệ như thế này. Hình thêu dường như là một nửa cánh chim anh vũ màu sắc sặc sỡ trên nền xám bạc. Bên cạnh khung thêu là những chiếc bít tất dài vứt bừa bãi chồng chất lên nhau. Tiêng ni lông mỏng dính màu da người và tấm vải thêu phủ trên bộ trường kỉ cọ sát vào nhau kêu sột soạt làm cho toàn thể căn phòng có một vẻ rộn rã xôn xao. Chắc hẳn là ngay lúc sắp sửa đi ra ngoài mẹ nó mới khám phá thấy đôi tất dây bẩn nên vội vã thay ngay đôi khác.

Qua khung cửa sổ chỉ có thể nhìn một khoảng không có mấy áng mây dày, cứng và bóng lộn như là men sứ dưới ánh sáng chói chang phản chiếu trên mặt biển.