Dấu Chân Người Lính

Tác giả : Nguyễn Minh Châu
  • Định dạng : Sách nói / Sách PDF
  • Lượt xem : 85
  • Kích thước : 1.43 MB
  • Số trang : 429
  • Số lượt tải : 3
  • Read on mobile :

Mục lục sách nói

00:00:00 
Dấu Chân Người Lính - Chương 1
01:00:28 
Dấu Chân Người Lính - Chương 2
02:00:14 
Dấu Chân Người Lính - Chương 3
02:59:57 
Dấu Chân Người Lính - Chương 4
03:59:59 
Dấu Chân Người Lính - Chương 5
05:00:02 
Dấu Chân Người Lính - Chương 6
06:00:34 
Dấu Chân Người Lính - Chương 7
07:00:17 
Dấu Chân Người Lính - Chương 8
08:00:01 
Dấu Chân Người Lính - Chương 9
08:59:18 
Dấu Chân Người Lính - Chương 10
09:59:57 
Dấu Chân Người Lính - Chương 11
10:59:34 
Dấu Chân Người Lính - Chương 12
11:59:34 
Dấu Chân Người Lính - Chương 13
13:00:12 
Dấu Chân Người Lính - Chương 14
14:00:02 
Dấu Chân Người Lính - Chương 15
15:00:08 
Dấu Chân Người Lính - Chương 16

Nơi đây khi đang mùa thu hãy còn là một cánh rừng già im lìm như ngủ. Lúc bấy giờ những người chiến sĩ bộ binh và cả những người chiến sĩ trinh sát dày dạn và ưa hoạt động nhất của cấp trung đoàn hoặc sư đoàn hãy còn ở tuyến hậu phương. Suốt cả một dải rừng núi âm u rậm rạp, thỉnh thoảng mới thấy sáng bừng lên vài bông hoa chuối rừng đỏ nở trên những thân cây gầy khẳng. Tiếp giáp với bìa rừng là bãi lau hoang vu rồi lại một cánh rừng khác, một bãi lau khác ăn thẳng ra con đường số 9 rải sỏi dẫn tới một thị trấn và ngoại vi khu đồn địch. Suốt cả mùa thu, ở đây còn hết sức yên tĩnh. Trên mặt đất khô ráo đang đón đợi mùa mưa ngàn tới, chỉ có bước chân những đàn voi đi thủng thỉnh xéo nát từng bãi tranh, và báo trước cho chiến dịch sắp mở là bước chân không để lại chút dấu tích của những người lính trinh sát Bộ Tư lệnh chiến dịch và bọn thám báo Mỹ giậm đè lên nhau.

Khuê, chiến sĩ cần vụ của chính ủy trung đoàn 5 đã tùng sống trên mảnh đất này suốt từ trận đánh mở màn chiến dịch. Nhưng anh không khỏi bỡ ngỡ mỗi khi có dịp rời khỏi hầm sở chỉ huy, đi trở lại khu rừng trú quân hồi trung đoàn mới từ giã trạm giao liên cuối cùng tận ngoài bờ sông Xê Pôn. Thế là sau một loạt trận đánh, địch đã dự đoán được đôi chút hướng xuất kích của những đơn vị chiến đấu lớn của chúng ta. Chúng rải thuốc độc hóa học và dùng máy bay B.52 rải bom theo lối “rải thảm”. Chỉ có trong vòng nửa tháng, từ khi tiếng súng đầu tiên của ta nổ vào giữa thị trấn, các cánh rừng chung quanh đã quang đi từng vạt, từng vạt cỏ tranh bị thiêu cháy, ở các chân lèn đá và dọc khe suối đã bị phát quang, máy bay trinh sát các loại lượn đi lượn lại thăm dò suốt ngày đêm. Ban đêm tùng chùm pháo sáng liên tiếp treo lơ lửng trong bầu sương thăm thẳm trắng rừng trắng núi. Mặc cho máy bay địch trinh sát và bắn phá, dưới mặt đất bộ đội vẫn chen chân nhau đi đông nghìn nghịt. Họ tranh thủ đi nhanh hơn, nhận mặt nhau, chào hỏi nhau. Con đường cứ hình thành dần những khu vực tọa độ của địch (Khu vực toạ độ: Khu vực mà máy bay địch đã tính sẵn trên bản đồ từng quãng thời gian nhất định bay qua ném bom một lần). Trên chặng đường đầy cây cối đổ nghiêng, khói bom khét lẹt và đất đỏ lật lên lấp hết cây cối, tùng đơn vị cứ đi qua, hết đơn vị này đến đơn vị khác, hết binh chủng này đến binh chủng khác. Ban ngày có những khi máy bay trinh sát không làm nhiệm vụ chỉ điểm cho máy bay phóng pháo, với đôi cánh bằng gỗ dán, nó liệng từng vòng tròn rất hẹp trên từng chỏm cây một. Từ bên thành cửa sổ trống hoác như con mắt mù thò ra một chiếc loa phóng thanh và một giọng nói õng ẹo: Các anh bộ đôi Việt Công dũng cảm! Đây là tiếng nói của người em gái mến thương của các anh. Các anh hãy suy nghĩ mau mau trở về với người em gái mến thương và Chính phủ quốc gia. Các anh sẽ được trọng dụng và chiều chuộng. Em đang trông thấy các anh…

Dưới từng gốc cây, lính nhà ta vẫn thản nhiên ôm nhau ngủ, thảng hoặc mới có anh chàng đang ngáy như sấm bỗng trở mình, không thèm mở mắt cáu tiết văng tục: “Trông thấy cái... mẹ mày! ”

Không phải bây giờ mà từ đầu mùa xuân năm ngoái, Khuê đã quá quen thuộc với khung cảnh này. Khuê đã quen với khu rừng suốt ngày đêm dội vang những trận bom hất tung từng đám rễ cây và đất đá, những cuộc chuyển quân trong tầm súng của địch, những con đường tiềm nhập ở vị trí tập kết quân bị địch phát quang. Anh đã quen với những trận bom B.52 như dựng lửa, với khung cảnh bề bộn tạm bợ của chiến rường, với cả mùa mưa dai dẳng xô rừng ngập suối của rùng miền Tây vốn từ bao đời còn âm u và hoang dại. Chính khung cảnh của chiến trường như thế, trước đây vài tháng, khi anh còn mài gót giày trên những chặng đường đi dài dằng dặc của núi Trường Sơn, anh như đã trông thấy, hình như nó đang vẫy gọi, đang giục giã anh và đồng đội của anh bằng tất cả sức mạnh quyến rũ không thể nào lường được.

Ngày trung đoàn mới xuất quân từ hậu phương, Khuê là một tiểu đội tưởng xuất sắc của đại đội trinh sát. Trên đường giao liên, ở một chặng nào đó, đại đội trinh sát gặp u bộ (bí danh chỉ trung đoàn bộ) giữa lòng dốc, đang ngồi nghỉ. Một đám người lố nhố bên rìa cỏ, anh nào anh nấy mặt mũi trắng trẻo, mồ hôi ướt đầm đìa suốt dọc lưng áo thấm sang cả ba lô cóc, túi tài liệu lớn, túi tài liệu bé xếp dọc lối đi. Một anh phụ trách quân lực mặc quần đùi áo lót, khuôn mặt còn trẻ mà đã hói lên tận đỉnh đầu, anh ta ngồi doạng chân trước chiếc ba lô cóc to kềnh càng để quấy sữa bột, chợt trông thấy cái dáng nhỏ bé và nhanh như sóc của Khuê vác súng tiểu liên đi vụt qua liền cất tiếng gọi ầm ĩ cả rừng…