Hàm Tự Quái
Thoạt tiên có Đất có Trời
Rồi ra vạn vật vạn loài mới sinh.
Loài sinh, nam nữ phân trình,
Có nam, có nữ, sẽ sinh vợ chồng.
Vợ chồng nối kết giải đồng,
Vợ chồng, nên mới có giòng cha con.
Quân thần, do đó, tiếp luôn,
Rồi ra trên dưới, kém hơn, phân trình.
Dưới, trên, lễ nghĩa sẽ sinh,
Tôn ti, đẳng cấp mới thành lễ nghi.
Dịch Kinh rất trọng Âm Dương. Đầu Thượng Kinh để hai quẻ Kiền Khôn.
Đầu Hạ Kinh để hai quẻ Hàm Hằng.
- Kiền Khôn ở Thượng Kinh còn tách rời nhau để định vị (Kiền Khôn định vị).
Nhưng ở Hạ Kinh, Sơn (Dương), Trạch (Âm) hòa hợp nhau (Sơn trạch thông khí) để thành quẻ Hàm; Phong (Âm) Lôi (Dương) tăng cường lẫn nhau (Phong lôi tương thác) để thành quẻ Hằng.
- Ở Thượng Kinh, Kiền Khôn là khí hóa chi thủy (khí trời đất bắt đầu biến hóa) thời Thoán Truyện quẻ Kiền lại có 4 chữ Phẩm vật lưu hình.
- Ở Hạ Kinh, Hàm là hình hóa chi thủy (hình hài bắt đầu biến hóa) thời lại có 4 chữ nhị khí cảm ứng. Ý muốn nói Hình và Khí không hề lìa nhau:
Thoán Truyện quẻ Kiền đề cập đến chữ Tính; Thoán Truyện quẻ Hàm nói đến chữ Tình; Thoán Truyện quẻ Phục nói đến Thiên địa chi tâm; Thoán Truyện quẻ Hàm nói đến Nhân tâm. Thế là tính tình không hề xa nhau, Trời người chẳng hề xa nhau, hình khí chẳng hề xa nhau, Âm Dương chẳng hề xa nhau.
Ngoài trời đất, Âm Dương có hòa hài, thì vạn vật mới sinh. Trong nhân quần, Âm Dương có hòa hài thì nhân luân mới có cơ bền vững, xã hội mới có cơ thanh bình.
Ngoài vũ trụ, Âm Dương là đất trời, trong nhân quần, Âm Dương là nam nữ. Vũ trụ là một từ trường bao la, nhân quần là một từ trường rộng lớn. Vạn vật hấp dẫn, cảm ứng nhau không ngừng, nên mới có được ngày nay.
Hàm có hai nghĩa: 1. Là cảm ứng. 2. Là phổ quát.
Cảm ứng phải bằng tâm tình, vì thế chữ Hàm 咸 thêm chữ Tâm 心 là chữ Cảm 感. Cảm ứng bằng tư tình thì không phổ quát, muốn phổ quát phải hư tâm, phải rũ bỏ tư tình, nên chữ Cảm 感 bỏ chữ Tâm 心 đi thành chữ Hàm 咸.
Quẻ Hàm trên là quẻ Đoài ☱, dưới là quẻ Cấn ☶. Đoài là vui thích; Cấn là vững vàng, là thành thực, là thành khẩn.
Đem lòng thành khẩn, thành thực mà cảm người, người sẽ vui lòng đáp ứng.
Ta và người cảm ứng lẫn nhau, hòa thuận với nhau thì việc gì cũng thông suốt.
I. Thoán.
Thoán Từ.
咸. 亨,利 貞,取 女 吉。
Hàm. Hanh. Lợi trinh. Thủ nữ cát.
Dịch.
Lẽ trời cảm ứng mới hay,
Cảm mà chính đáng, lợi nay mới nhiều.
Ví như thiếu nữ mình yêu,
Mình mà lấy được là điều mắn may.
Muốn cảm ứng với nhau cho hay, cho lợi, phải dựa trên nền tảng đạo lý, công chính. Vì thế Thoán Từ nói Hàm hanh. Lợi trinh. Trai gái yêu nhau, thương nhau mà lấy nhau, rồi ra cuộc sống sẽ đẹp đẽ; Thoán Từ tiếp: Thủ nữ cát.
Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":
- Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn Thư
- Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu Chỉ
- Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng Kinh
- Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ Kinh
- Hà Đồ Và Lạc Thư
- Lão, Trang Giản Lược
- Đạo Đức Kinh Lão Tử
- Âm Phù Kinh
- Phật Học Chỉ Nam
- Trung Dung Tân Khảo
- Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm
- Khổng Học Tinh Hoa
- Hướng Tinh Thần
- Đường Vào Triết Học Và Đạo Học
- Chân Dung Khổng Tử
- Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
- Trời Chẳng Xa Người
- Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung
- Con Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho Giáo
- Định Luật Tiến Hoá
- Khổng Giáo Vô Thần Hay Hữu Thần
- Kinh Dịch Với Đông Y
- Đức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm Linh
- Lecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn Đích
- Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ
- Nê Hoàn - Nhâm - Đốc
- Quan Niệm Tam Tài Với Con Người
- Ra Đời, Vào Đạo
- Sẫm Violet
- Thất Huyền Cầm