Đồng Thoại Đen

Tác giả : Otsuichi
  • Định dạng : Sách PDF
  • Lượt xem : 74
  • Kích thước : 404 KB
  • Số trang : 79
  • Số lượt tải : 3
  • Read on mobile :

Có một con quạ làm tổ dưới mái rạp chiếu phim. Từ hồi còn là quạ non, nó đã vừa nhấm nháp sâu béo cha mẹ mang cho, vừa ngắm nhìn màn hình trong rạp qua lỗ thủng nhỏ trên tường. Ngày qua tháng lại, cứ thích thú nhẩm theo lời thoại, nó nói được tiếng người tự lúc nào chẳng biết.

Một ngày nọ rạp chiếu phim bị phá dỡ, quạ bấy giờ đã đủ lông đủ cánh và trình độ ngôn ngữ cũng đã rất đáng kể, bèn nai nịt lên đường ngao du.

Rồi nó quen cô bé ấy, cô bé thích được tặng quà là những nhãn cầu đẫm máu. Quạ quyết tâm làm vui lòng cô dù có phải dùng mỏ khoét mắt cả nhân loại.

Dẫn nhập bằng một câu chuyện cổ tích tăm tối, xoáy sâu nỗi đau da thịt, cuốn tiểu thuyết hiếm hoi của nhà văn chuyên viết truyện ngắn Otsuichi dẫn người ta vào một thế giới ngoại cảm cô đơn, rùng rợn và u buồn.***

Otsuichi là bút danh của Hirotaka Adachi, sinh năm 1978. Ông là một nhà văn Nhật Bản, chủ yếu là truyện ngắn kinh dị, đồng thời là một nhà làm phim. Ông là thành viên của Mystery Writers of Japan và The Honkaku Mystery Writers Club of Japan. Tác phẩm đầu tay của Ông là Summer, Fireworks and My Corpse được viết khi còn học trung học.

***

Lưu ý to đùng: 18+! Không dành cho các bạn yếu tim, yếu dạ hay yếu… ruột! Mình hạn chế spoil đến tối đa nên chỉ có xíu spoil thôi, yên tâm đọc nhé.

Có thể nói Đồng thoại đen xếp trên Goth một bậc, mình hoàn toàn chắc chắn về điều đó. Tag Trinh thám và Kinh dị không phải để đùa, một quyển trinh thám ở mức khá cực kì xuất sắc về mảng kinh dị. Cái kinh dị của Otsuichi mang một màu sắc và dẫn người đọc vào một cảm giác khác biệt, không hề tìm thấy được ở bất cứ đâu. Đừng cố giải thích bất cứ gì trong quyển này nhé,vì đó là điều không thể!

Bạn có đọc Đồng thoại không? Có đồng thoại kể rằng có một con quạ biết nói, vì quá thương cảm cô bé mù mà ngày ngày đi tìm “mắt” (vâng, là “mắt” theo nghĩa đen) cho cô bé làm quà. Cô bé ngây ngô tin lời “người bạn gì ấy” mà cô không thể thấy, lắp “món quà nhồi bông” ấy vào mắt. Cô nhìn thấy những gì mà chủ nhân con mắt ấy thấy… từ đótình thân thiết giữa cô và người bạn kia càng thắm thiết. Đồng thoại kia tưởng chừng như chỉ là hư cấu, nhưng cô bé Nami lại vô tình “thấy” được những “kí ức” của con mắt trái của cô sau khi cô phẫu thuật ghép mắt không lâu.

Chuyện cũng không có gì quá đặc biệt vì đoạn đầu chỉ là “lót đường” cho mạch truyện chính, nhưng mình lại đặc biệt thích cách mà tác giả đặt tình huống và làm bật lên áp lực mà Nami phải gánh chịu. Mất kí ức quả là điều khó khăn nhưng việc bị so sánh với chính mình trước đó thì lại càng đau khổ hơn. Mình có chút gì đó đồng cảm với Nami, trong lúc mà ta cần những lời động viên nhất thì lại bị dìm xuống bởi dèm pha và chỉ trích. Mình thử nghĩ đây chính là cái điều mà Otsuichi muốn mọi người thấy?! Bạn hãy thử đọc để biết tại sao mình lại nghĩ như thế, bởi đây chính là đoạn mình cực-kì-thích ở quyển này.

Mình sẽ không nói thêm bất cứ chi tiết nào nữa vì tất cả đều spoil nghiêm trọng cốt truyện và plot twist nên bây giờ mình sẽ đi vào nhận xét tổng thể thôi.

Xét đến đầu tiên phải là điểm Kinh dị của Otsuichi trong quyển này. Lần này lối viết xen kẽ ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 của ông thực sự rất rất hiệu quả khi mà vừa lột tả cảm xúc một cách chân thực nhất lại vừa viết nên những cảnh kinh dị lạnh lẽo nhất. Cái kinh dị của Otsuichi không chỉ nằm ở những cảnh chặt xác giết người, hay cảnh “lột ngược” cơ đúng nghĩa đen giống như cảnh bạn lột ngược một cái bao vậy. Cái kinh dị nhất chính là giọng văn lạnh của tác giả dù là cảnh đó có máu me hay tởm lợm đến mức nào đi nữa thì giọng văn đó vẫn như thế, đều đều và lạnh lẽo, không chút xúc cảm. Điều này làm người đọc cảm thấy ớn lạnh hơn cả những quyển kinh dị có giọng văn mang vẻ u ám hay hù dọa. Và bạn cũng không thể ngờ được sự thay đổi khó tin khi chính giọng văn đó lại mang đầy cảm xúc, đầy xúc cảm một cách ấm nồng. Và xếp trên thang 10 và lấy Đồng thoại đen làm mốc 8 thì kinh dị trong GOTH cũng chỉ ở mức 5-6, với Zoo là 10! Đủ để bạn thấy Đồng thoại đen ám ảnh và kinh dị cỡ nào, lúc đọc thật sự mình cảm thấy buồn nôn, lạnh sống lưng và ớn đến từng thứa thịt. Thế nên, nếu bạn quá yếu vía hay bạn không thể chịu nổi những cảnh tượng kinh tởm thì không nên đọc quyển này nhé.

Và quay lại với trinh thám, mình công nhận đây là quyển trinh thám khá. Mình quay cuồng cùng những suy nghĩ, đúng hơn là quay cuồng với những hình ảnh kinh tởm nên không biết có ảnh hưởng đến suy luận hay không nhưng mình không thể đoán ra được hung thủ. Chính xác hơn là: Không thể đoán được hung thủ là ai! Với ngần ấy thông tin và sự chi phối bởi cách suy luận của nhân vật, thêm cả hàng tá chi tiết mập mờ thì mình kết luận đây không thích hợp để tự suy luận, hoàn toàn không đủ thông tin! Nhưng ít ra, nạc ra nạc mỡ ra mỡ, Đồng thoại đen không dở dở ương ương như GOTH, trinh thám lẫn kinh dị đều ở mức hay và xuất sắc. Tuy nhiên, trinh thám trong Đồng thoại đen không phải là quá xuất sắc nếu so với các quyển trinh thám cùng dung lượng.

Ám ảnh cực kì ám ảnh, mình chỉ cần nghĩ đến thôi đã ớn lạnh, cảm xúc hệt như lúc đọc xong Zoo vậy, nó nhấn sâu vào tâm trí người đọc và khó mà dứt ra được. Otsuichi trong tưởng tượng của mình khá giống một tên bệnh hoạn chuyên viết lại những gì đã làm tiểu thuyết (hơi xa quá nhể) nhưng truyện mà ông sáng tác rất rất bệnh hoạn và độ kinh tởm đến level max rồi (với mình thì hơi hơi, vì cũng thấy quen quen sao đó:v túm lại thấy thường ).

Lưu ý 2: Đừng đọc quyển này hay bất cứ quyển nào của Otsuichi kèm nhạc piano hay nhạc nhẹ không lời (dù có lời cũng đừng nên nhé)!