Một thương nhân đồ cổ đang lúc làm ăn thất bát thì bất ngờ bị cuốn vào một sự kiện vô cùng quỷ dị phát sinh tại công trình Hoàng Hà.
Phàm là bất kỳ ai vướng vào sự kiện này đều từng người, từng người một không báo trước cùng từ giã cõi đời.
Chính bản thân hắn cũng cảm nhận tử thần đang từng bước, từng bước tới gần mà nguyên nhân tử vong vẫn ngày càng mờ mịt như sương khói.
Hắn miệt mài kiên nhẫn bóng tách từng lớp màn bí ẩn, nhằm phát lộ thứ khủng khiếp gì đang ẩn dưới lớp phù sa Hoàng Hà.
Bài đồng dao thôn quê khó hiểu, người trong suốt bên trong thạch đài dưới đáy sông. Xích sắt từ ngàn năm trước ruốt cuộc muốn trói thứ gì, lão nhân thần bí rốt cuộc trước khi tử vong đã thấy cái gì ở đáy sông?
Hết thảy câu trả lời đều ở trong Hoàng Hà quỷ quan...***
Tuổi thơ ở bờ sông vàng cũng không kéo dài được bao lâu, tôi theo cha hồi hương trở lại thành phố, câu chuyện của bà nội này theo cuộc sống mới của tôi dần dần mơ hồ trong trí nhớ, cuối cùng thì hoàn toàn rơi vào quên lãng, cuộc sống của tôi cứ bình lặng trôi qua như vậy, rất điển hình nhưng không có gì nổi trội.
Sau khi trưởng thành, tôi làm qua không ít nghề, cuối cùng trở thành một thương nhân buôn đồ cổ, lấy việc thu mua và giám định đồ cổ trong trong dân gian làm nguồn sống, cuộc sống bình thản nhưng cũng coi như là dễ chịu.
Tôi học đại học ngành công trình điện lực chuyên ngành là thiết kế lưới điện quốc gia và trạm phát điện, so với nghề nghiệp đang làm hiện giờ không hề có chút liên quan nào. Sở dĩ tôi đến với cái nghề đồ cổ và bán nước bọt này chính là bởi vì vợ trước của tôi.
Vợ trước của tôi mang hai dòng máu Tạng và Hán, cha vợ tôi là người Tạng, từ nhỏ vợ tôi đã tiếp nhận hai nền giáo dục, ngôn ngữ của cô ấy vô cùng phong phú, sau khi trưởng thành, cô ấy làm phiên dịch Tạng ngữ trong cơ quan nhà nước. Cha vợ tôi là dân buôn đồ cổ, đối với việc am hiểu về đồ cổ tương đối lão luyện, tôi ngày ngày buôn chuyện với ông ấy dần dần cũng nảy sinh hứng thú với những thứ này.
Phàm là đã tiếp xúc với đồ cổ, rất hiếm khi tránh khỏi việc hiếu kỳ về giá trị của nó, giá trị cao, nguy hiểm cao nhưng sức hấp dẫn cũng lớn, vì vậy những lúc rảnh rỗi tôi thường cũng kiếm một ít đồ cổ bán lẻ.
Có điều trời thường không chiều lòng người, chúng tôi kết hôn được hai năm, vợ trước của tôi theo một đoàn lãnh đạo khảo sát thăm dò địa chất ở biên giới Trung, Mông. Bọn tôi xa nhau ba năm, cuối cùng cô ấy không trở về, nghe nói đã kiếm được một lãnh đạo tốt hơn tôi, năm trước gửi cho tôi một tờ thông báo li dị, liền sau đó thì không có tin tức gì nữa.
Sau đó đơn vị cải cách biên chế, tôi vì vấn đề tình cảm, liên tục bỏ bê công việc uống rượu, không chịu làm gì, liền bị đá bay xuống cấp cơ bản.
Tôi liền suy nghĩ, ở đó cơ bản đều là học trò của tôi, giờ tôi thành hạ cấp cho bọn họ quản có thể thoải mái được không? Liền bỏ nghề chuyển qua đi biển, hồi đó làm ăn cũng không tốt lắm, thua lỗ không ít, cuối cùng dứt khoát “trăm hay không bằng tay quen” tiến vào con đường đồ cổ này.
Tay nghề xem đồ cổ của tôi có một phần là do tổ truyền, cha vợ dạy cho một chút, tạm đủ dùng. Trước giải phóng gia đình tôi nổi danh nghề buôn bán khoáng vật, có điều thời điểm diễn ra cuộc “Đại cách mạng”, các trưởng bối trong nhà đều bị đấu tố rất thảm, ông cụ nhà tôi mất hết ý chí, không muốn tôi làm nghề này nữa nên mới cho tôi đi học đại học, có điều cuối cùng vẫn không làm sao trốn thoát được số mệnh
Cho nên có lúc mới nói, thứ gọi là số mạng này thật không thể không kính sợ nó.
Mọi chuyện bắt đầu vào tháng 7 năm 1997, chợ đồ cổ Nam Cung.
Chợ đồ cổ Nam Cung khi đó có quy mô rất lớn, người ra vào tấp nập, mấy trăm gian hàng bày la liệt đồ sứ, đồ đồng xanh, đồ gỗ ngút tầm mắt.
Trời nóng nực, người người chen nhau nghẹt thở, tôi chen tới chen lui trong đám người, trong lòng vô cùng khó chịu.
Khi đó tôi đã tới Sơn Tây được hơn một tháng, hàng ngày đều đi dạo ở Nam Cung, cũng không biết vì sao không thể nhìn được món đồ nào thuận mắt, nhìn thấy những người mê đồ cổ sà vào đống hàng giả chọn tới chọn lui, trả giá, tôi liền thấy “tâm phiền ý loạn”.
Trong giới này nghề của tôi được gọi là “Luận đồ cổ”, luận đồ cổ chủ yếu hoạt động ở Thượng Hải, mỗi năm đều có hai tháng ở Sơn Tây, có lúc phải xuôi về vùng nông thôn, có lúc lại lang thang ở chợ đồ cổ trong thành phố, dựa vào mấy phần nhãn lực mà kiếm sống.
Sơn Tây là đất văn hóa hội tụ của Trung Quốc, người Trung Quốc có câu “văn vật dưới đất xem Thiểm Tây, văn vật trên đất phải xem Sơn Tây”. Năm đó Sơn Tây bùng phát dịch vụ ngân hàng tư nhân, người giàu có khắp nơi đổ về, nhiều cổ vật khắp cả nước tụ vào đây, Sơn Tây trở thành trung tâm mua bán đồ cổ.
Trải qua mười năm loạn lạc (Lưu Hà: 10 năm của chế độ quân phiệt hỗn chiến), đồ cổ phần lớn lưu lạc dân gian, cho nên người các nơi đến Sơn Tây đào bảo vật rất nhiều.
Cái gọi là luận đồ cổ thực tế chính là trung gian buôn bán đồ cổ, kiếm chút chênh lệch giá, trên lý thuyết mà nói, bản thân đồ cổ không có giá trị sử dụng thực tế, giá trị của nó thể hiện dựa trên sở thích của người mua, chính vì vậy nên nghề này mới có đất sống. Giá đồ cổ ở Sơn Tây và Thượng Hải có thể chênh lệch tới mười lần.
Lần này tôi từ Thượng Hải tới đây mục đích là kiếm một ít đồ đồng xanh, những năm gần đây phong trào chơi đồ đồng xanh phát triển rất mạnh, nhiều khi còn lấn lướt cả đồ sứ truyền thống. Có điều qua lại mấy chuyến cơ bản vẫn không kiếm được món nào hàng thật, thậm chí hàng giả vừa mắt cũng không có, sau đó đến hỏi mấy chủ sạp hàng quen ở đó, trò chuyện một hồi mới biết chuyện gì xảy ra. Thì ra mấy năm gần đây nhiều nơi nghiêm trị trộm mộ, một tháng nay những thứ tốt đến con chuột cũng không mang ra nổi, nguồn hàng không có, ở đây chỉ trông chờ vào thu mua của người dân có thể được bao nhiêu chứ, đương nhiên là thị trường hàng thật phải tiêu điều rồi.
Tôi suy nghĩ một chút, trong lòng vô cùng tuyệt vọng, sợ rằng trong thời gian ngắn thị trường khó có thể phục hồi, lần này chắc phải tay không trở về Thượng Hải.
Đáng thương cho tôi, lần làm ăn này đã không kiếm được chút “mỡ” (thu nhập không chính đáng) nào thì chớ, danh tiếng còn bị trôi theo dòng nước, sau này muốn buôn bán nước bọt sẽ càng khó khăn hơn.
Đi tới đi lui trong chợ, tôi vẫn không vừa ý được thứ gì, mặt trời đã ngả về tây, trời đã chạng vạng tối. Hiện giờ thì dù cho có đồ tốt tôi cũng không dám xem nữa vì chạng vạng là thời điểm nhãn lực của tôi kém nhất, bây giờ hàng giả nhiều như mây, nhiều quá đâm loạn, đồ đồng xanh làm giả lại cực kỳ giống thật, chỉ cần sơ sót một chút là có thể sạt nghiệp.
Nếu như lúc ấy tôi quyết định xem thêm một chút, hoặc giả là ngồi nơi nào đó nghỉ ngơi một chút thì có thể sẽ hoàn toàn không gặp phải chuyện tiếp sau đây, nhưng số mạng chính là như vậy, nên tôi đã đụng trúng, chính tôi đã đụng trúng.
Tôi ở tại nhà nghỉ bên cạnh chợ Nam Cung, nhà nghỉ kiểu dáng cũng vô cùng phổ thông, đại khái là kinh doanh không có giấy phép, đủ loại người tụ tập ở đây, được cái giá cả phải chăng, có thể sống qua ngày.
Phòng mặc dù chỉ có hơn năm mét vuông, nhưng tôi ở một mình, lại có nhà vệ sinh độc lập, đi tắm, đi cầu cũng không cần phải xếp hàng, phòng này ở đây cũng là loại cao cấp. Lúc này toàn thân tôi đã đàm đìa mồ hôi, liền chẳng để ý gì nữa chui luôn vào phòng vệ sinh độc lập.
Mới đi được mấy bước, bỗng nhiên cảm giác có người phía sau dùng ngón tay chọc vào lưng, tôi tưởng là ăn trộm liền vừa che túi tiền vừa xoay người lại nhìn. Là một lão già khô quắt, tầm khoảng năm sáu chục tuổi, tóc bạc trắng, mặc đồ bảo hộ lao động màu xanh da trời, tay ôm cái túi, mắt lom lom nhìn tôi, dáng vẻ xem chừng là người nghèo khổ
Lão già này trông không giống người trong thành phố, chẳng lẽ là tìm tôi để hỏi đường? Tôi ngạc nhiên nhìn lão hỏi “Có việc gì?”
Lão già làm ra dáng vẻ lấm la lấm lét nhìn chung quanh, khẽ giọng nói với tôi một câu: “Ba răng trong đài, chờ đánh?”
Tôi vừa nghe, lẩm nhẩm trong lòng, cái gì mà đài ghế, lại còn chờ đánh nữa, mẹ kiếp, ông muốn bị đòn hả, liền nói: “Tôi không cần đài ghế băng”
Lão già kia sửng sốt một chút, tựa hồ không hiểu tôi nói gì lại nói: “Ba răng trong đài, chờ đánh, chờ đánh?”
Tâm trạng tôi vốn không tốt, lúc này lại bốc hỏa, liền nói: “Tôi không có đợi đánh, nếu ông muốn chờ đánh thì kiếm đại một người đạp cho một đạp, cái túi của ông không cần phải chờ!”
Lão đầu tử kia gãi đầu một cái, nét mặt hầm hừ, nhìn tôi mấy lần rồi bỏ đi.
“Thần kinh” tôi chửi thầm một câu, đi tiếp về phòng, đến cửa quay đầu nhìn lại, không thấy lão đầu kia đi theo, không biết đã đi đâu rồi.
Trong lòng tôi buồn bực, thổ ngữ của lão già đó không phải tiếng Sơn Tây, cũng không giống những địa phương quanh đây, rốt cuộc lão ta muốn làm gì? Chẳng lẽ là xin cơm sao?
Nếu như là ăn xin cũng kể như lão này vận khí không tốt đụng trúng phải ta tâm tâm trạng đang rất tồi tệ.
Tôi vào phòng trọ, đầu tiên là tắm rửa cho sạch mồ hôi, sau đó xuống tiệm cơm phía dưới ăn cơm, ông chủ tiệm là đồng hương, họ lý, tên Thiếu Gia.
Từ lần đầu tiên đến đây cho tới nay tôi đều ăn ở đây, gã này hoài cổ, đặc biệt cảm thấy hứng thú với đồ cổ, mỗi lần tôi tới hắn đều kiếm tôi trò truyện về đồ cổ, còn không ngừng mang ra một ít cái gọi là bảo bối để tôi xem thử. Cho nên khi vừa ngồi xuống nhìn thấy hai cái chân kẹp hai chai bia đi tới bên cạnh tôi liền biết lão lại tới.
Ngẩng đầu nhìn lên, quả nhiên là lão, đang tóp ta tóp tép nhai đậu phộng, một tay hai chai bia, một tay đĩa vịt nướng mật ong, ngồi đối diện tôi hỏi: “Người anh em, hôm nay thu hoạch như thế nào?”
Tôi nhận bia, thở dài một tiếng nói thu hoạch con khỉ gì, tí rắm cũng không có nữa, riết như vậy cái chiêu bài luận đồ cổ của tôi sớm muộn cũng phải đóng cửa, đến lúc đó kiếm một cái bàn ngồi vỉa hè ở đây bán hàng.
Thiếu Gia cười nói: “Đó là do anh tự chuốc lấy thôi, mắt người Thượng Hải cũng không phải là “Hỏa nhãn kim tinh”, ở đây anh móc ra tám trăm đồng, bắt chước hàng loạt, hoặc là tìm mấy món tàn phẩm (hàng hỏng), đi thành tây tìm mấy sư phụ, làm cũ thành mới, lớn sửa nhỏ, nhỏ sửa thon dài là được, cần gì phải tự mình làm khó mình như thế, tôi cũng không tin nhãn lực người Thượng Hải tốt tới mức có thể nhìn ra được”
Tôi khẽ lắc đầu một cái, cười không đáp, cách của Thiếu Gia ai cũng có thể nghĩ ra được, nhưng làm nghề trung gian đồ cổ này không giống với sạp hàng vỉa hè, một người tới chém một người, một trăm tới chém một trăm, phải lăn lộn bao nhiêu năm mới kiếm được chút niềm tin của khách hàng, nếu không ai dám lấy hàng của anh? Nếu lừa người ta một lần, ngày sau cũng đừng nghĩ đến chuyện hành nghề nữa.
Thiếu Gia nhìn tôi không nói gì, biết tôi không đồng ý với cái nhìn của hắn ta, nói: “Ai, anh đừng cười, đây là lời thực lòng của tôi, anh nhìn thời cuộc này, sớm cũng đóng cửa mà muộn cũng đóng cửa, anh ngại gì mà không kiếm một khoản rồi đóng cửa bỏ nghề luôn, cái nghề luận đồ cổ của anh sớm muộn cũng chết đói, anh nên đổi nghề sớm thì hơn.
Luận điệu của Thiếu Gia càng lúc càng nghe không nổi, tôi khoát tay nói: “Mẹ kiếp đừng có nói dóc, anh không phải người trong nghề, biết gì mà ý kiến, tôi làm việc có nguyên tắc”
Thiếu gia a một tiếng, nói: “Nguyên tắc? Làm đồ cổ còn có nguyên tắc cái mẹ gì, thua là nghèo, chẳng có cách nào đâu.”
Thiếu gia chế giễu tôi cũng là bình thường thôi, người ta thường nói “Loạn thế hoàng kim, thịnh thế đồ cổ” (thời loạn thì cần vàng bạc, thời hưng thịnh cần đồ cổ), đầu năm nay những thương nhân làm đồ cổ, kém cỏi nhất cũng kiếm được vạn tiền, nhưng mà tôi thì toàn thân sạch sẽ, trên người không dư được nửa lượng, được đồng nào tiêu sạch đồng đó, cơ thể cũng không phải là khỏe mạnh gì. Tình trạng này cũng là do nguyên tắc của tôi mà ra. Tôi mua hàng tại sạp vỉa hè, chỉ cần đồ tốt tôi không trả giá, tôi cũng không bán đồ giả, nên tiền lời lãi cũng chẳng được là bao.
Nhắc đến trong lòng đau khổ, nghĩ lại vụ làm ăn đồ đồng xanh kia không khỏi bứt rứt.
Đang nói bỗng nhiên có một người từ cửa đi vào, Thiếu Gia thấy khách đương nhiên là mở mồm định mời mọc, liền đứng dậy hỏi: “Ông chủ, ăn chút gì?”
Thiếu gia thấy khách gọi ít đồ cũng không thèm qua chào hỏi, đi vào nhà bếp dặn dò rồi lại đi ra tiếp tục chuyện phiếm với tôi. Tôi liền hạ giọng chỉ chỉ đầu đũa vào người nọ, hỏi: “Người này là người ở đâu, anh nghe ra không?”
“Sơn Tây đó, khẩu âm Sơn Tây” Thiếu Gia cũng thấp giọng: “Anh ở Sơn Tây cũng không ít thời gian mà nghe giọng Sơn Tây cũng nhận không ra là sao?”
Tôi khẽ quay đầu lại một chút, nhìn trộm người kia, không biết lão đầu đó đang nghĩ gì, bụng nói Sơn Tây, vậy vừa rồi những lời lão ta nói là tiếng Sơn Tây sao, không thể, mặc dù phần lớn thời gian tôi đều ở ngoại thành, nhưng giọng Sơn Tây thì không thể nào tôi nghe không hiểu được, vậy chờ đánh chờ đánh? Chẳng lẽ là thổ ngữ mới phát minh của Sơn Tây sao?
Thiếu Gia vỗ vỗ tôi mấy cái hỏi: “Anh làm sao thế? Bị đồ cổ làm cho phát điên rồi à, ngay cả lão đầu cũng thích sao?”
Tôi vừa nghe liền bật cười, quay đầu nói: “Nói vớ vẩn gì thế? Tôi cảm thấy có chuyện rất kỳ quái…”Vừa nói đột nhiên nghĩ ra Thiếu Gia cũng là người gốc Sơn Tây, lập tức hỏi: “À, đúng rồi, anh là người Sơn Tây gốc, tôi hỏi anh, trong thổ ngữ Sơn Tây- chờ đánh chờ đánh- là ý gì?”
” Chờ đánh chờ đánh?” Thiếu gia khẽ nhướng mày, sắc mặt cũng biến đổi: “Anh nghe thấy lời này ở đâu?”
“Sao thế?”Tôi hỏi, nhìn sắc mặt hắn biến đổi, tôi liền ngạc nhiên.
Thiếu gia hạ thấp giọng: “Đây là tiếng lóng của dân nam ba, trước kia tôi có nghe mấy lão già nói ở nhà khách, tôi cũng nghe không hiểu đi hỏi ông lớn nhà tôi, là ông lớn nói với tôi”
Tôi ồ lên một tiếng, cả kinh trong lòng, quay đầu nhìn lão già kia lần nữa, trong lòng nói, chẳng lẽ lão già tướng mạo xấu xí kia lại là một nam ba tủ?
Nam ba tử là từ mà người dân khu vực Sơn Tây gọi một loại dân trộm mộ đặc thù, tôi cũng từng nghe người nhà nói qua, nam ba tử rất thần bí. Sơn Tây cổ mộ cũng rất nhiều, hơn nữa Sơn Tây đa số là mộ lớn, dễ dàng kiếm được bánh chưng. Trong thiên hạ sống nhờ thi thể có “Hai Tây”, đầu tiên là Thiểm Tây, thứ hai chính là Sơn Tây, nam ba tử ở Sơn Tây kiếm sống, thủ đoạn dời đất, xuyên núi so với các địa phương khác cao minh hơn rất nhiều.
Theo lời tương truyền tương đối phổ biến trong dân gian thì nam ba tử đều đi hai người cùng nhau, một già một trẻ, mặc áo dài, đội mũ nỉ, còn bày sạp coi bói cho người, một người còn là thầy phong thủy, bọn họ đương nhiên không bao giờ tự mình đào lỗ trộm mộ, bọn họ thường xuyên sử dụng thủ đoạn là “nhận mắt”, tức là chỉ điểm cho kẻ gian trộm mộ những thứ mà chúng muốn tìm, bọn họ có thủ đoạn đặc thù, có thể dọn đất xuyên núi, biết cổ mộ ở địa phương nào, giá thị trường tốt nhất tại thời điểm đó, mười lăm đồng đại dương một lần, nhìn chung quanh một cái, dùng cây quạt một chút, chấm liền đi, bảo không thì liền không.
Chỉ có trong một số tình hình đặc thù, ví dụ như gặp phải khi thất thế hoặc là đụng phải cổ mộ được bố trí vô cùng cao minh bọn họ mới đích thân xuống đất, hành sự cũng như nấu cơm, gầy được nồi cơm chính là đạo thành, nồi cơm không gầy được, đi cũng vô ích. (* nguyên văn: hành thoại trong kêu chi nồi, nồi chi đứng lên, chính là đạo thành, nồi chi không đứng lên, chính là đi vô ích)
Nam ba tử trộm mộ rất coi trọng quy củ, chưa bao giờ đi cả bầy, đều là cậu và cháu tiến hành, khi trộm mộ, cậu bên ngoài cháu bên trong, vào mộ trước phải rửa tay, đốt hương chín tấc, trước khi hương tắt người phải đi ra. Bọn họ cũng giống người Thát ở quan ngoại, làm việc vào thời điểm không có tiếng người, có riêng một bộ tiếng lóng. Bộ này không phải dân trong nghề nghe căn bản không thể hiểu, hơn nữa để học được tiếng này nghe nói phải gia nhập vào nam ba tử, nếu không gia nhập thì cho dù có người dạy cũng học không được, có chút cảm giác “Tây Tạng thiên thụ thi nhân” (* Điển tích: Một số người ở phải qua một cơn bệnh nặng sau, đột nhiên có thể có khả năng hát tụng mấy triệu chữ thơ Tây Tạng.)
Tôi hỏi Thiếu Gia: “Như vậy chờ đánh chờ đánh? Có nghĩa là gì? Anh có biết hay không?”
Thiếu gia lắc đầu: “Tôi cũng không phải là nam ba tử, làm sao có thể biết… Gì thế, lão đầu tử này, chẳng lẽ là…”
Tôi gật đầu, mang chuyện vừa rồi ở nhà nghỉ Nam Cung kể cho anh ta một lượt, Thiếu Gia vừa nghe, ánh mắt liền sáng lên: “Tôi nói này, lão Hứa, vận khí của anh không tệ chút nào đâu, sự nghiệp đồng xanh của anh có thể trông cậy vào chỗ này rồi”
Tôi vừa nghe liền ngạc nhiên: “Sao lại nói như vậy?”
“Nam ba tử vào thành, trên người chắc chắn có đồ tốt, không phải ai nam ba tử cũng đến tìm, họ chỉ tìm những người biết quy củ làm ăn, vừa thấy anh hắn lại theo đến cửa Nam Cung, đoán chừng là có đồ phải ra tay.” Thiếu Gia nheo mắt một chút, thấy lão đầu kia đang ôm chặt cái túi liền nói: “Anh nhìn cái túi nhỏ kia đi, tràn đầy tinh khí, không sai, mối hàng ngon tới rồi đó”
Tôi nửa tin nửa ngờ, làm gì có chuyện tốt như vậy, làm nghề này chưa có chuyện lừa gạt nào là tôi chưa từng thấy qua, lần trước tôi gặp một gã nông dân họ Ba ở Hà Nam, làm ra vẻ hiểu rộng biết nhiều, hắn cào từ trong bùn ra được một cái chén liền muốn bán hai mươi đồng tiền. Tôi cầm cái chén nhìn qua một cái rồi nhìn qua trên đầu hắn một chút, con mẹ nó còn học trải chuốt như giới thượng lưu, sau đó lục soát trên người hắn một chút, trên người kẻ toàn mùi bùn đất như hắn lại có cuống vé Nhà khiêu vũ Thượng Hải Đại Thế Giới.
Giới lừa gạt đồ cổ ai cũng tỏ ra thật thà biết điều, bởi vì người làm đồ cổ phần lớn đều có lòng tham, luôn hi vọng có thể nhặt được bảo bối mà người khác sơ sót bỏ quên, tướng mạo hiền lành biết điều, dễ làm cho người ta buông lỏng cảnh giác.
Nhìn bộ dạng Thiếu Gia kia, nếu không phải đã rượu thịt cùng hắn mấy năm rồi thì tôi còn cho rằng mẹ kiếp lão cùng với lão đầu kia thông đồng cùng diễn màn “kẻ tung người hứng” với tôi.
Vẫn còn đang hoài nghi, Thiếu Gia đã gọi người cầm chai rượu lớn tới, kín đáo đưa cho tôi nói: “Nam ba tử ngày ba bữa rượu, cầm cái này, đừng nói Thiếu Gia ta không giúp đỡ bạn bè, ngày sau phát tài rồi đừng quên nhau, đi nhanh! Chớ để cho người khác chặn mất mối”
Tôi nhẹ giọng nói với Thiếu Gia: “Được rồi, năm nay tụi lừa gạt nhiều quá, chúng ta cũng bớt chọc những người như vậy, số nghèo thì vẫn nghèo, không sao”
Thiếu Gia quay đầu hướng khác, cười ha hả: “Xem anh kìa, cho nên mới nói không có lá gan giết người thì cũng bị người khác giết, lạc hậu quá quá rồi”. Vừa nói vừa lấy bia, rượu trắng kín đáo đưa cho tôi: “Anh nhìn kia, mười tên Hà Đông đang ở bên trong, anh còn do dự quái gì nữa?”
Tôi động não một chút, nếu tên kia là kẻ lừa đảo thì cùng lắm ta cũng chỉ sập tiệm, mà nếu không phải thì đó chính là trời cho ta một cơ hội phát tài, ta còn muốn từ chối sao, nếu thực trên người lão đầu kia có đồ tốt, bị người khác hớt tay trên mất, có phải ta sẽ hối hận cả đời không.
Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nam Phái Tam Thúc":
- Luật Hấp Dẫn - Thu Hút Tiền Bạc, Tình Yêu Và Hạnh Phúc
- Đại Mạc Thương Lang (Tập 2)
- Hạ Tuế Thiên 2013
- Hoàng Hà Quỷ Quan
- Ngô Gia Toái Niệm