Khế Ước Xã Hội

Tác giả : Jean-Jacquesrousseau
  • Định dạng : Sách PDF
  • Lượt xem : 89
  • Kích thước : 475 KB
  • Số trang : 149
  • Số lượt tải : 3
  • Read on mobile :

Khế Ước Xã Hội là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng, mở đường cho Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền Pháp năm 1789.

Khế ước Xã hội gồm bốn quyển, mỗi quyển từ mười tới mười lăm chương. Trong lời mở đầu Rousseau viết: “Với bản chất con người như ta biết, và với tính chất có thể xảy ra của luật pháp, tôi muốn tìm xem trong trật tự của một xã hội dân sự có thể có một luật lệ cai trị nào chắc chắn và hợp tình hợp lý…”

“Cái mà con người mất đi khi chấp nhận khế ước xã hội là sự tự do thiên nhiên và sự vô giới hạn trong những việc anh ta muốn làm và những gì anh ta muốn giữ khi chiếm được; bù lại cái mà anh ta nhận được là sự tự do trong văn minh và quyền sở hữu chính đáng những gì mà anh ta có”. “Người” có thẩm quyền làm ra luật để cai trị một cộng đồng lập nên bởi khế ước xã hội, theo Rousseau, không ai khác hơn là tất cả mọi người đồng trao quyền đó cho một con người nhân tạo gọi là “Hội đồng Tối cao” (sovereign) bao gồm tất cả mọi người; con người nhân tạo này khi được thành hình bởi khế ước xã hội có đời sống và ý chí riêng. Ý chí riêng của con người nhân tạo này là ý chí của cả tập thể, gọi là “ý chí tập thể” (general will) nhằm đạt tới cái tốt chung cho cả cộng đồng.