Robert Greene, tác giả rất được ưa chuộng do New York Times bình chọn của các tác phẩm 48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực; 33 chiến lược của chiến tranh; Nghệ thuật quyến rũ; Nguyên tắc 50 - không sợ hãi; Làm chủ bản thân đã được nhà xuất bản Trẻ lần lượt xuất bản, và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bạn đọc.
Vẫn sử dụng thủ pháp luận cổ suy kim, trong tác phẩm mới nhất của mình, Những quy luật của bản chất con người, ông chuyển sang chủ đề hệ trọng nhất - thấu hiểu những thôi thúc và động cơ của mọi người, thậm chí cả khi họ không ý thức về chính mình.
Rút ra từ các ý tưởng và tấm gương của Pericles, Nữ hoàng Elizabeth I, Martin Luther King Jr., và nhiều người khác, Robert Greene chỉ cho chúng ta cách tách rời bản thân khỏi các cảm xúc của chính mình và làm chủ sự tự kiểm soát; cách phát triển sự cảm thông dẫn tới sự sáng suốt; cách nhìn xuyên qua chiếc mặt nạ của mọi người; và cách cưỡng lại sự phục tùng để phát triển nhận thức riêng biệt về mục đích của bạn. Dù là trong công việc, trong những mối quan hệ, hoặc trong việc định hình thế giới xung quanh bạn, Những quy luật của bản chất con người cung cấp các chiến thuật để thành công, tự hoàn thiện bản thân và phòng vệ.
Trong cuốn sách này, Robert Greene tìm cách… biến độc giả thành một ‘quan sát viên điềm tĩnh hơn và có đầu óc chiến lược hơn’, miễn nhiễm với ‘bi kịch cảm xúc’. Đó là những hứa hẹn khá cao, nhưng ngay cả những kẻ hoài nghi cũng sẽ trở thành những người tin tưởng sau khi đọc kỹ tác phẩm chỉnh chu của ông. Việc vượt qua ‘quy luật của sự thiếu sáng suốt’, chẳng hạn, dẫn tới khả năng ‘mở rộng tâm trí bạn ra trước những gì thật sự đang diễn ra, trái hẳn với những gì bạn cảm thấy’. Điều tra thận trọng của Robert Greene về cái tôi và xã hội sẽ mang tới cho độc giả trung thành một quan điểm mới mẻ và tràn đầy sức sống.
Hãy xem Những quy luật của bản chất con người là một dạng bảng mã để giải mã hành vi của mọi người - bình thường, lạ lùng, tiêu cực, toàn bộ các sắc thái. Mỗi chương xử lý một khía cạnh cụ thể hoặc quy luật cụ thể của bản chất con người. Chúng ta có thể gọi chúng là những quy luật ở chỗ, bên dưới tác động của những sức mạnh cơ bản này, con người chúng ta có khuynh hướng phản ứng theo những cách thức có thể dự đoán một cách tương đối. Mỗi chương chứa đựng câu chuyện về một cá thể hay một số cá thể điển hình vốn minh họa cho quy luật (một cách tiêu cực hoặc tích cực), cùng với những ý tưởng và chiến lược về cách xử lý đối với bản thân và những người khác dưới tác động của quy luật này. Mỗi chương kết thúc với một phần về cách chuyển hóa sức mạnh cơ bản này thành một thứ gì đó tích cực và hữu ích hơn, để chúng ta không còn là những nô lệ thụ động của bản chất con người, và có thể chuyển hóa nó một cách chủ động.