Ra Đời, Vào Đạo

Thể loại: Tôn Giáo - Tâm Linh,
Tác giả : Nguyễn Văn Thọ
  • Định dạng : Sách PDF
  • Lượt xem : 67
  • Kích thước : 229 KB
  • Số trang : 12
  • Đọc trên điện thoại :
  • Đọc Ra Đời, Vào Đạo trên điện thoại

Càng ngày tôi càng trông tỏ hai nẻo đường, mà nhân loại bắt buộc phải băng qua:

1. Nẻo đường hướng ngoại: để thích ứng với hoàn cảnh.

2. Nẻo đường hướng nội: để tiến hóa; để đắc Đạo, phối Thiên.

Nẻo đường 1, tôi gọi là Âm Lộ, vì càng ngày nó càng tiến vào hôn trầm, ám muội.

Nẻo đường 2 là nẻo đường tiến vào tâm linh, sẽ đưa đến giải thoát con người. Tôi gọi con đường này là Dương Lộ, vì càng ngày nó càng tiến tới ánh sáng, tới quang minh.

Hai nẻo đường trên người Trung Hoa xưa đã đề cập đến:

Nơi đầu quyển Kỳ Môn Độn Giáp, ta đọc thấy: «Âm Dương thuận nghịch bất đồng đồ.» 陰 陽 順 逆 不

同 途 (Âm Dương xuôi ngược khác đường nhau).

Chương 33 Trung Dung viết:

«Thơ rằng:

Gấm mặc trong, ngoài phủ áo sa,

Là vì ngại gấm đầy hoa lòe loẹt.

Nên đạo quân tử ám nhiên, ẩn ước,

Sau dần dần mới sáng rực mãi lên.

Đạo tiểu nhân mới ngó ngỡ là đèn,

Nhưng càng ngày càng tối đen tối sẫm...»

Nẻo đường hướng ngoại suy cho cùng trớ trêu thay lại là nẻo đường của các đạo giáo công truyền trên thế giới. Phẩm chất của các đạo giáo công truyền, của các «NGOẠI ĐẠO» này là những phẩm chất ngoại tại: Thượng thần ngoại tại, chân lý ngoại tại, luật lệ ngoại tại, quyền uy ngoại tại, thưởng phạt ngoại tại, đền đài miếu mạo ngoại tại, kinh sách ngoại tại, định luật nhân sinh toàn là những qui ước ngoại tại.

Những người đã bước chân vào con đường này dần dần bị cấm suy, cấm nghĩ, cấm so sánh, càng ngày càng bị «viễn cách chỉ huy» (remotely controlled), và dần dà trở thành những hình nộm trên sân khấu đời... mang danh đi đạo, mà suốt đời chẳng biết thế nào là đạo.

Con người được đổ vào những khuôn sáo mà xã hội đã tạo dựng nên. Những khuôn sáo này chính là chiếc giường cố định của Procruste. Ai lùn, ai ngắn thì kéo cho xương khớp lìa tan, miễn là phải vừa với khổ giường; ai dài, ai lớn, thì chặt bớt đi cho ngắn lại. Đi vào con đường này, chỉ thấy toàn là kỷ luật, còn tự do, hạnh phúc chỉ là những danh từ hão, hữu danh vô thực.

Những đạo giáo công truyền này hết sức khác biệt nhau, nhưng đều được giảng dạy cho con người từ lúc ấu thơ, từ khi còn ấu trĩ. Chính vì đối tượng của chúng là con người ấu trĩ nên dĩ nhiên chúng cũng phải ấu trĩ.

Suy kỳ cùng, chúng cũng có ích cho nhân loại, vì chúng đóng góp nhiều vào công cuộc giữ gìn an ninh trật tự xã hội, giúp con người đối xử hẳn hoi với con người, giúp con người ăn ngay ở lành, ít là trên hình thức bên ngoài, và theo tầm nhìn lối nghĩ của các giáo hội.

Theo đạo giáo công truyền cũng là một cách thích ứng với ngoại cảnh, và cũng thỏa mãn phần nào niềm khao khát siêu nhiên của con người.

Con đường thứ hai, là con đường hướng nội, là con đường giải thoát thực sự, mà Ấn Độ xưa đã dùng những tiếng như là Yoga, Moksa, Kriya Yoga, mà ngày nay người ta dùng những tiếng như là Self- realization, hay God- realization (thực hiện tự tánh, thực hiện thiên chúa) v. v...

Phẩm chất của đạo giáo mật truyền này - một Nội Giáo duy nhất của nhân quần - là phẩm chất nội tại: Thượng thần nội tại, chân lý nội tại, luật lệ nội tại, quyền uy nội tại, thưởng phạt nội tại, kinh sách nội tại, đền đài miếu mạo nội tại: Thượng thần chính là Căn Nguyên con người, Nguồn sinh con người; kinh sách, lề luật chính lương tâm con người; tất cả đều là thiên nhiên, vĩnh cửu. Đền đài chính là thân tâm con người. Con người được khuyến khích suy tư, khuyến khích tìm cầu, khuyến khích thoát khỏi những gì tù túng, trói buộc thân phận con người. Nó có mục đích giúp con người vươn vượt lên trên thân phận con người, trở thành thần minh, ngay từ khi còn ở gian trần này, hưởng hạnh phúc tâm linh ngay từ khi còn ở gian trần này: Thực vậy, muốn biết mình chứng đạo hay không chỉ cần kiểm điểm xem mình có được hạnh phúc thực sự hay không, quang minh chính đại hay không, tiêu sái hay không, hồn nhiên hay không.

Vì nó không đòi hỏi con người phải sống cố định theo những khuôn khổ gian trần nào, mà chỉ đòi hỏi phát huy những khả năng vô biên vô tận sẵn có nơi mình, thực hiện tinh hoa còn tiềm ẩn nơi mình, nên con người càng ngày càng cảm thấy mình có thể triển dương, tiến hóa vô biên tận.

Loại đạo giáo này dành cho những tao nhân, mặc khách, những tâm hồn cao siêu, khoáng đạt. Con người thường chỉ tìm ra được Nội Giáo này lúc đầu đã hoa râm, lúc tuổi đã khoảng 40, và thường là có may mắn gặp được chân sư chỉ dạy.

Những đạo giáo công truyền ngày nay có rất nhiều. Nguyên Thiên Chúa Giáo cũng có vô số giáo phái.

Ngoài ra chúng ta còn có Phật giáo, Ấn Giáo, Bà La Môn giáo, Hồi giáo.

Mới nhìn, ta thấy chúng hết sức khác nhau. Nhưng suy nghĩ thêm một chút, ta thấy chúng rất là giống nhau

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":

  1. Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn Thư
  2. Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu Chỉ
  3. Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng Kinh
  4. Dịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ Kinh
  5. Hà Đồ Và Lạc Thư
  6. Lão, Trang Giản Lược
  7. Đạo Đức Kinh Lão Tử
  8. Âm Phù Kinh
  9. Phật Học Chỉ Nam
  10. Trung Dung Tân Khảo
  11. Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm
  12. Khổng Học Tinh Hoa
  13. Hướng Tinh Thần
  14. Đường Vào Triết Học Và Đạo Học
  15. Chân Dung Khổng Tử
  16. Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể
  17. Trời Chẳng Xa Người
  18. Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung
  19. Con Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho Giáo
  20. Định Luật Tiến Hoá
  21. Khổng Giáo Vô Thần Hay Hữu Thần
  22. Kinh Dịch Với Đông Y
  23. Đức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm Linh
  24. Lecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn Đích
  25. Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ
  26. Nê Hoàn - Nhâm - Đốc
  27. Quan Niệm Tam Tài Với Con Người
  28. Ra Đời, Vào Đạo
  29. Sẫm Violet
  30. Thất Huyền Cầm