Lịch sử nhân loại luôn gắn liền với lịch sử của những cuộc chiến tranh. Dẫu một nước lớn như Trung Hoa hay một nước nhỏ như Việt Nam cũng không thể tránh khỏi quy luật một xâu chuỗi của những cuộc chiến tranh nối liền nhau tưởng như không dứt. Từ xuất phát đó, việc nâng nghệ thuật chiến tranh, nghệ thuật chiến thắng lên thành Lí thuyết, thành học thuật là một nhu cầu cấp thiết của những người làm tướng. Trong cuộc chiến, ai nắm vững nghệ thuật chiến tranh sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn nếu là kẻ mạnh và có nhiều cơ hội để tránh thất bại hơn nếu là kẻ yếu. Mà đã yếu nhưng lại tránh khỏi thất bại thì cũng đáng gọi là thắng rồi…
Binh thư đã ra đời như thế. Ta có thể tìm thấy trong binh thư cổ những bí aaen của phép dụng binh thuở ấy. Từ cách triệt lương phá đường đến đoạt thành chiếm đất. Từ cách trị quân tới cách cứ tướng. Từ những mưu chước đánh vào long tướng địch cho tới mẹo làm tan nhuệ khí địch quân. Kể cả những “ bí pháp” ngắm xem tượng trời, xem những “ điềm” lành và dữ vẫn là nỗi băn khoăn của bao nhiêu người làm tướng. Nhưng binh thư không chỉ đơn giản ở mức ấy. Còn rất nhiều điều ẩn chứa bên trong những trang sách đã được đúc rút qua bao nhiêu đời…***
Trong số 12 bộ binh thư được chúng tôi tập hợp và giới thiệu có 9 bộ của Trung Hoa, 3 bộ của Việt Nam. Lí do có sự lựa chọn đó rất đơn giản: Binh pháp Trung Hoa cổ vốn nổi tiếng là những bộ binh pháp được đúc kết rất chặt chẽ và nâng thành Lí thuyết chiến tranh. Các bậc anh hung dân tộc của Việt Nam đều nắm rất vững binh pháp Trung Hoa mới có thể đánh thắng được những đạo quân phương Bắc hùng mạnh với những viên tướng lâu thông binh pháp. Nhưng không chỉ tiếp thu, người Đại Việt suốt bao nhiêu năm đã sáng tạo nên một Lí luận riêng, một nghệ thuật chiến tranh riêng, chỉ có những dân tộc nhỏ nhưng quật cường mới có. Chỉ trên đất Việt này ta mới hiểu thế nào là: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo” (Nguyễn Trãi). Chúng tôi sưu tập và giới thiệu cả những tinh hoa binh pháp Trung Hoa và Việt Nam để độc giả của một dân tộc nhỏ bé đã chiến đâu và chiến thắng trước những Lí thuyết chiến tranh tưởng như không thể nào sai nổi. ***
Về binh pháp Trung Hoa:
Lục thao và Tam lược là 2 pho binh thư vào hang cổ nhất với danh nghĩa là của Thái Công Khương Tử Nha - vị Thừa tướng làm nên sự nghiệp 800 năm của nhà Chu. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu vẫn nghi ngờ vào giá trị thực của 2 bộ sách này, trong đó có những dấu hỏi về vị tác giả nửa thực nửa hư mà người ta biết chủ yếu qua huyền thoại và pho tiểu thuyết Phong Thần viết dưới triều Minh. Sự nghi ngời cũng vậy với bộ Tố thư thường được đi kèm như phụ lục của Lục thao và Tam lược với tác giả lại là một vị tiên. Ông tiên Hoàng Thạch Công này, theo tương truyền, là người đã tu chỉnh binh pháp của Khương Thái Công và trao cho Trương Lương.Với bộ Tố thư đó ( cũng theo tương truyền ) Lưu Hầu Trương Tử Phòng đã làm nên sự nghiệp 400 năm của nhà Hán. Vì vậy, xét về giá trị, 4 bộ binh thư quan trọng nhất phải là binh pháp Tôn Tử, Ngô Tử ( vẫn được gọi là binh pháp Tôn Ngô ),Tư Mã, và phần nào là Đường Thái Tông - Lí Vệ Công vấn đối. Những vị tác giả của các bộ sách này tỏ rõ sự hiện hữu của mình trong lịch sử và hơn nữa, những điều họ viết đi sâu vào thực tế chứ không viển vông và mở hồ. Tôn Tử là tướng nước Ngô, Ngô Tử là tướng nước Ngụy và nước Sở, Tư Mã Điền Nhương Tư là tướng nước Tề. Cả ba người đều góp công dựng nên những nghiệp bá cho vua nước mình giữa thời đại đông Chu đày loạn lạc.Đường Thái Tông - Lí Vệ Công vấn đối được coi là của Vệ Công Lí Tĩnh - một mưu thần mà kế sách cũng vào loại lừng danh. Ngược lại, một nhân vật lịch sử hết sức quan trọng là Võ Hầu Gia Cát Lượng đã bị thần thánh hóa qua tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa nên dường như những gì vẫn được coi là trước tác của ông lại mang đầy vẻ thần bí của một đạo sĩ. Giá như trong này chúng ta gặp sơ đồ của “ trâu gỗ, ngựa máy” thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên lắm. Cho nên ngoài 4 pho binh thư chính đã nói ở trên, các pho còn lại đều có vẻ do hậu sinh trước tác. Dù vậy, cả 9 pho binh pháp đó đều vẫn có những giá trị thực sự không thể chối bỏ. Do đó, chúng tôi vẫn tập hợp lại toàn bộ các pho binh thư và vẫn để nguyên tên tác giả như bao đời nay đã thế.
***
Về binh pháp Việt Nam:
Pho Binh thư yếu lược hiện nay đến tay người tập hợp chỉ có 2 bản chính: một bản đầy những “ bí pháp” mơ hồ như một cuốn sách dạy chiêm bốc, một bản đầy những ví dụ sau đó cả vài trăm năm! Đã thế, trải qua mấy phen binh lửa, mấy phen giặc Minh đốt sách, thật khó để biết rằng liệu Binh thư yếu lược thực có còn không chứ đừng nói đến sự phân biệt xem đâu là bản “ chính”.Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng dân tộc, nhưng hậu thế cũng đã thần thánh hóa ông thành một “ Đức Thánh Trần “ mang nhiều màu sắc tín ngưỡng tôn giáo. Nếu nhìn theo khía cạnh ấy, về một mặt nào đó, dường như có nhiều “ bí pháp “ lại còn có vẻ “ đáng tin” hơn. Bởi dù sao phía sau một chương ngắn về các “ bí pháp” đó, các chương sau có vẻ đúng là bộ binh thư với đủ phép mộ binh, chọn tướng…Trong khi đó, bản Binh thư yếu lược sau này lại dẫn ra những ví dụ mà chỉ người tiếp theo vài thế kỉ mới biết đến.Thậm chí, ngay trong bản Binh thư yếu lược này, ta còn bắt gặp khá nhiều đoạn trích dẫn từ Hổ trướng khu cơ.Chắc chắn bản này không là bản chính mà đã qua một bàn tay tu chỉnh của hậu thế nếu không nói là một trước tác của hậu thế hẳn hoi ( mà phải là dưới thời Nguyễn vì như thế thì mới có được cả những ví dụ phép dụng binh của nhà Tây Sơn ). Dẫu vậy, chúng tôi vẫn tập hợp cả 2 bản Binh thư yếu lược và tạm để tên Hưng Đạo Vương gắn với bản thứ nhất mà để trống tên tác giả ở bản thứ hai.Dù gì thì gì, đã quả quyết bản thứ hi do hậu thế tu chỉnh thì không đặt tên Hưng Đạo Vương ở ngôi tác giả thì phải nhẽ hơn…
Hổ trướng khu cơ gắn liền với tên một vị tướng tài ba trong cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh: Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ. Có lẽ tác phẩm Hổ trướng khu cơ mà chúng tôi tập hợp tại đây đúng là của Đào Duy Từ vì mấy lẽ: Thứ nhất, thời ông sống khá gần với chúng ta. Thứ hai, ông là một công thần của Nguyễn triều, triều đại cuối cùng của phong kiến Việt Nam nên tác phẩm của ông sẽ không còn bị “vướng” phải một cuộc hủy sách nào nữa. Thứ ba, văn bản Hổ trướng khu cơ thiên về thực hành quân sự như một sự đúc rút từ thực tế chứ không phải là lí thuyết đơn thuần. Như thế, nếu không phải đích là một vị võ tướng than trải trăm trận tự tổng kết kinh nghiệm thì e khó mà ngụy tạo cho nổi. Cho nên, vãn bản Hổ trướng khu cơ là có nhiều chứng cứ đáng tin cậy để ghi nhận đúng là trước tác của Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ.
Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đỗ Mộng Khương":
- Đại Nam Liệt Truyện - Tập 1
- Đại Nam Liệt Truyện - Tập 2
- Đại Nam Liệt Truyện - Tập 3
- Dainamliettruyen-Tap2
- Dainamliettruyen-Tap3
- Thập Nhị Binh Thư