Truyền Thuyết Việt Nam

Tác giả : Nhiều Tác Giả
  • Định dạng : Sách PDF
  • Lượt xem : 148
  • Kích thước : 1.26 MB
  • Số trang : 347
  • Số lượt tải : 11
  • Read on mobile :

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Dựa theo nội dung truyền thuyết Việt Nam có thể chia theo các thời kì sau:Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang. Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám...

Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm (257 TCN-208 TCN). Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN-938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại. Các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí...

Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là sự suy sụp của các triều đại phong kiến. Các truyền thuyết của thời kỳ nầy gồm các nhóm sau đây:

Anh hùng chống ngoại xâm: Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi...

Danh nhân văn hóa: Chu Văn An, Trạng Trình...

Lịch sử địa danh: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích núi Ngũ Hành...

Anh hùng nông dân: Chàng Lía, Quận He, Ba Vành...

Anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ: Hầu Tạo, Chàng Lía, Lê Văn Khôi...

***

Truyền Thuyết Việt Nam gồm có:

  1. Bát Nàn Công Chúa
  2. Bà Chúa Ngọc
  3. Bình Khôi Công Chúa
  4. Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng
  5. Đại thánh Từ Đạo Hạnh
  6. Đền Cờn
  7. Đức Thánh Tản Viên
  8. Đức Thánh Gióng
  9. Đô Thống Thượng Tướng Lê Phụng Hiểu
  10. Mẫu Thoải
  11. Gia Thông Đại Vương Lý Phục Man
  12. Hai Bà Trưng
  13. Hắc Đế Mai Thúc Loan
  14. Khâu Ni Công Chúa
  15. Lệ Hải Bà Vương Triệu Thị Trinh
  16. Lý Ông Trọng
  17. Mẫu Thượng Ngàn
  18. Ngọc Trai, Giếng Nước
  19. Ngọc Phượng Công Chúa
  20. Ngọc Quang Công Chúa
  21. Nhị Vị Tướng Quân Trương Hống, Trương Hát
  22. Thánh Mẫu Liễu Hạnh
  23. Từ Thức
  24. Trầu Cau
  25. Thần Tô Lịch
  26. Quả Dưa Hấu
  27. Rắn Báo Oán
  28. Bà Chúa Bầu
  29. Tháp Báo Ân
  30. Thần Núi Đồng Cổ
  31. Thổ Thần Nước Nam
  32. Thiều Hoa Công Chúa
  33. Thái Tổ Lý Công Uẩn
  34. Phật Mẫu Man Nương
  35. Thiếu Phụ Nam Xương
  36. Thiền Sư Huyền Quang
  37. Xuân Nương Công Chúa
  38. Trạng Nguyên Giáp Hải
  39. Thần Chính Khí Long Đỗ
  40. Uy Minh Vương Lý Nhật Quang
  41. Việt Quốc Công Thái Úy Lý Thường Kiệt
  42. Tiền, Hậu Lý Nam Đế Và Triệu Việt Vương
  43. Trường Tân Nhị Vị Tướng Quân Lê Thạch, Hà Anh

Mời các bạn đón đọc Truyền Thuyết Việt Nam.