Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến

  • Định dạng : Sách PDF
  • Lượt xem : 116
  • Kích thước : 2.25 MB
  • Số trang : 967
  • Số lượt tải : 2
  • Read on mobile :

Thi nhân là kẻ hòa lòng mình vào cảnh vật. Tiếng nói của họ là tiếng nói của sinh hoạt thiên nhiên. Đọc lại thơ của họ là đọc lại hình ảnh của tâm linh và nghệ thuật.

***

TRÊN lịch sử văn học Việt-nam, phải nói năm 1932 đã xảy ra một sự kiện quan trọng. Có thể coi đó là một biến cố lịch sử, làm đảo lộn cả khuynh hướng tư tưởng, thành hình một hướng đi mới, và mọi ý thức mới về văn nghệ.

Nếu bảo thế hệ văn học 1932 là thời kỳ thoát thai, thì chính sự thụ thai của nó là thời kỳ 1922-1926. Vào lúc đó, chúng ta thấy những thất bại quân sự làm tắt lịm mọi niềm tin, gieo mầm chán nản vào lớp sĩ phu khiến họ không còn nghĩ đến chiến đấu. Những bậc túc nho đi tìm quên lãng trong việc khảo cứu, dịch sách, viết báo; lớp người trẻ thì say sưa đi tìm những cảm giác thê lương, ốm yếu để rồi tự hủy mình trong tuyệt vọng trước một viễn cảnh tương lai đen tối.

Tình trạng bi quan quá độ đó đã tạo một phản ứng nổi dậy từ cuộc sống bế tắc. Vào đêm mồng 9 tháng 2 năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Việt-nam Quốc-dân Đảng, cách mạng bùng nổ ở Yên-bái, báo hiệu sự vùng dậy của toàn dân Việt-nam chống thực dân Pháp.

Tuy thiếu tổ chức, đảng cách mạng thất bại, song cũng gây được ảnh hưởng lớn lao về tinh thần tự cường dân tộc. Cũng trong năm 1930, nhiều đảng phái mới ra đời chứng tỏ một thực trạng bị dồn nén đã đến lúc nổ tung.

Nhận thấy tinh thần quật khởi đang bồng bột khó lòng dập tắt, nên người Pháp bắt đầu năm 1930 tỏ ra mơn trớn người Việt-nam, tung ra nhiều hứa hẹn. Đặc biệt vào năm 1932, họ lợi dụng cơ hội vua Bảo-Đại hồi hương gây thành một phong trào cởi mở giả tạo, cốt làm cho các phần tử có tinh thần quốc gia tin vào vai trò khai hóa của người Pháp sẽ đưa Việt-nam đến một tương lai rực rỡ.