Diệp Gia Kiếm

Tác giả : Mộng Bình Sơn
  • Định dạng : Sách PDF
  • Lượt xem : 113
  • Kích thước : 1.72 MB
  • Số trang : 566
  • Số lượt tải : 1
  • Read on mobile :

Bình Định là cái nôi võ thuật dân tộc, nơi phát xuất những anh hùng áo vải chống ngoại xâm như nhà Tây Sơn, anh hùng Mai Xuân Thưởng, và các võ tướng lừng danh như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dõng, Nguyễn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc, Võ Đình Phú v.v...

Cũng trong cái nôi đó, từ ngàn xưa đã phát xuất không biết bao nhiêu những trang võ dõng, làm việc nghĩa hiệp, lấy của nhà giàu cho nhà nghèo như Dư Đành, chú Lía, thầy Xạng, hoặc những tay chọc trời khuấy nước, dùng võ thuật chống lại các tham quan ô lại của triều đình dưới chế độ mục nát trong thời Mai Thúc Loan.

Do đó trong quá trình tồn tại của võ nghiệp, từ xa xưa đã trải qua những nếp sinh hoạt đặc biệt của địa phương để rồi tự nó nổi lên những phong trào khởi nghĩa như nhà Tây Sơn, phong trào cần vương như Mai Xuân Thưởng.

Trong bộ sách này chúng tôi muốn nhắc lại truyền thống võ thuật dân tộc và quá trình sinh hoạt trong dân gian.

Là một bộ tiểu thuyết về võ thuật tất nhiên có phần hư cấu, nhưng không ngoài mục đích đề cao võ học dân tộc và những phong tục địa phương từ ngàn xưa.“Ai về Bình Định mà coi

Con gái Bình Định đánh roi đi quyền”.

Ca dao Việt Nam

***

Diệp gia kiếm không chỉ muốn giới thiệu với độc giả Việt Nam “cội nguồn” chung của võ cổ truyền dân tộc mà còn tự hào, giương cao tinh thần thượng võ, trọng văn ngày càng được bồi đắp và trở thành nét đẹp nhân văn, tinh túy nhất trên vùng đất được lớp người xưa xem là “phiên trấn địa đầu”.

Diệp gia kiếm, Mộng Bình Sơn như muốn tái hiện lại truyền thống võ thuật hào hùng của dân tộc trên vùng đất hội tụ tinh hoa võ học của miền đất Võ - Bình Định. Nơi được biết đến với lợi thế là “cái nôi” của võ thuật và tinh thần thượng võ của một vùng đất gắn liền với những trang sử hào hùng, những chiến công hiển hách của người anh hùng áo vải chống ngoại xâm như Tây Sơn tam kiệt: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Mộng Bình Sơn là một nhà văn, một dịch giả rất quen thuộc đối với các độc giả Việt Nam, bao gồm một số tác phẩm tiêu biểu như “Hán Sở tranh hùng”, “Nhạc Phi Diễn Nghĩa”, “Thuyền về bến ngự”… ***

Mộng Bình Sơn là một chàng trai tài hoa, rất phong lưu và lãng mạn. Người ta biết nhiều về ông với vai trò là một dịch giả (Tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa - Tiểu thuyết phiêu lưu Pháp) nhưng ít ai biết, trước khi trở thành nhà văn, ông đã từng là nhà thơ (Không có tác phẩm thơ đăng). Trong sự nghiệp văn chương của mình, với nhiều bút danh: Mộng Bình Sơn, Phan Canh, Phan Cảnh Trung, Phan Hồng Trung, Hồng Trung, Nguyễn Quân, Phan Quân… hầu như ông đã tham gia hầu hết các lĩnh vực sáng tác, văn học nghệ thuật, phê bình, khảo cứu, biên soạn, sưu tầm, dịch thuật…

Đặc biệt, có thể nói ông là người tiên phong khai sinh ra tiểu thuyết kiếm hiệp Việt Nam. Thời trẻ, ông còn có tài sử dụng Violon, họa chân dung và… rất đào hoa với giới giai nhân; chính vì thế mà cuộc đời ông luôn lao đao và chôn chân vì những người phụ nữ. Có thể nói rằng: Từ khi vướng vào mối duyên với “Nhị Kiều” năm 1967, cuộc đời ông chỉ có quanh quẩn trong nhà, sáng tác và sáng tác, mọi mối quan hệ bên ngoài hầu như ngưng trệ. Nhất là thời điểm sau năm 1975, đến nổi nhiều tác phẩm của ông bị đổi tên, thay tác giả, xuất bản lậu; ông cũng không hề biết, thậm chí không cần biết.***

Người xưa có kẻ khơi thân làm giặc cướp, sau làm nên danh tướng, chẳng qua vì dám sửa lỗi, dũng cảm làm việc thiện, thấu suốt cái lẽ nên bỏ nên theo, biết chọn điều phải mà làm, vì vậy tên tuổi để lại trong sử sách, công lao được chép ở khoán thư.

Cái gọi là: “Từ hang tối bay lên cây cao” thật không phải là lời nói sai vậy.

Các ngươi hàng chục năm nay, ẩn hiện nơi góc biển, tụ tập bè đảng, lấy việc cướp bóc để sinh nhai, cũng là cái khổ bất đắc dĩ, hoặc vì đói rét bức bách, hoặc vì bạo ngược xua đuổi, mới đến nương thân nơi sóng gió, không có lối thoát ra.

Ôi! Phàm làm người ai chẳng muốn làm điều tốt, chỉ vì hoàn cảnh bắt buộc mới phải làm việc ác để cho lương tâm mòn mỏi, các ngươi có yên tâm được chăng?

Trẫm thường xem việc ngày trước, viên Thống binh Hà Tiên, một người tên Cao, một người tên Trung, vì trốn tội ở Bắc triều, kéo sang đầu hàng họ Nguyễn, tìm nơi yên lành nương náu, đến nay người đời còn khen cho là một việc làm tốt.

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Mộng Bình Sơn":

  1. Diệp Gia Kiếm
  2. Nhạc Phi Diễn Nghĩa
  3. Thuyền Về Bến Ngự
  4. Hán Sở Diễn Nghĩa