Mùa Lá Rụng Trong Vườn

Tác giả : Ma Văn Kháng
  • Định dạng : Radio / Sách PDF
  • Lượt xem : 79
  • Kích thước : 962 KB
  • Số trang : 152
  • Số lượt tải : 1
  • Read on mobile :

Mục lục sách nói

00:00:00 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 1
00:24:58 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 2
00:50:48 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 3
01:16:42 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 4
01:42:06 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 5
02:05:56 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 6
02:31:29 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 7
02:56:25 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 8
03:18:25 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 9
03:47:12 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 10
04:11:54 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 11
04:38:30 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 12
05:02:54 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 13
05:28:32 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 14
05:53:12 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 15
06:17:41 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 16
06:45:57 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 17
07:10:09 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 18
07:36:48 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 19
07:59:57 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 20
08:24:57 
Mùa Lá Rụng Trong Vườn - Phần 21

Mùa lá rụng trong vườn là một tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, hoàn thành vào tháng 12 năm 1982 và được xuất bản lần đầu vào năm 1985.

Lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước bắt đầu có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh, gây ra nhiều thay đổi tốt có, xấu có; truyện đã phản ánh chân thực những biến động trong xã hội thời bấy giờ và những ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình - tế bào của xã hội.

Truyện đã giành giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986.

Mùa lá rụng trong vườn kể về gia đình ông Bằng, một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu tại Hà Nội. Ông Bằng có năm người con trai. Anh cả Tường đã hi sinh ngoài mặt trận, vợ anh là Hoài đã tái giá nhưng vẫn thường xuyên viết thư thăm hỏi gia đình. Đông là anh hai, trung tá đã xuất ngũ, sống cuộc sống đơn giản và thậm chí là hơi lười biếng với Lý, cô con dâu đảm đang, nhanh nhẹn. Con trai thứ ba của ông là Luận, một nhà báo có nhiều trăn trở, suy tư về cuộc sống. Vợ anh là Phượng, một người tốt bụng, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Trái ngược với các anh em, người con thứ tư - Cừ, lại hư hỏng, không nghe lời cha mẹ, đã từng bị đuổi khỏi quân đội. Cuối cùng, em út Cần đang đi học ở Liên Xô, sắp về nước.

Ông Bằng cùng với gia đình Đông và Luận sống trong căn nhà đầu phố tĩnh mịch, cách khá xa sự ồn ào, hỗn loạn của chốn thị thành. Tuy nhiên, trong ngôi nhà yên tĩnh ấy, bi kịch ập tới khi Cừ bỏ việc ở xí nghiệp, trốn ra nước ngoài, bỏ lại vợ và hai con nhỏ. Đối với ông Bằng, người cha vốn rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái, vốn đề cao những giá trị tinh thần truyền thống, đề cao đạo đức thì đây là một cú sốc quá lớn. Sau khi trốn sang Canada, Cừ mới nhận ra lỗi lầm của mình thì đã muộn. Anh liền gửi bức thư cuối cùng về nhà trước khi uống thuốc tự tử. Nhận được thư, bệnh cao huyết áp của ông Bằng tái phát, khiến ông phải nhập viện, rồi qua đời. Đồng thời, vợ và hai con trai của Cừ vô cớ bị sa thải khỏi nông trường, phải đến ở nhờ nhà ông Bằng, rồi nhà chị Hoài. Trước tình cảnh khó khăn, Luận, Phượng và Hoài đã tỏ rõ mình là những người có tinh thần trách nhiệm cao đẹp, thương người như thể thương thân.

Chuyện của Cừ chưa nguôi ngoai thì bi kịch khác lại đến. Lý cảm thấy quá mệt mỏi và chán chường khi sống cạnh Đông, người chồng lôi thôi, tối ngày chỉ biết đánh tổ tôm, không quan tâm tới vợ. Chị bị ông trưởng phòng vật tư ở cơ quan dụ dỗ. Vốn là con người ít học, nhiễm lối sống thị thành xô bồ từ nhỏ, Lý dần dần bị cám dỗ. Chị đã có lần đi công tác Sài Gòn gần tháng trời với ông ta, sống cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc, bỏ bê gia đình. Rồi cuối cùng chị bỏ chồng, theo ông ta vào Sài Gòn hẳn. Chỉ tới lúc đã đi khỏi nhà chị mới nhận ra lỗi sai của mình, viết thư tỏ ý muốn quay trở về. Câu chuyện kết thúc vào một đêm giáp Tết, khi mọi người nhận được thư của Lý.

***

Nhà văn Ma Văn Kháng (sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936 tại làng Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) tên thật là Đinh Trọng Đoàn. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học trường Sư phạm Hà Nội. Ông từng là giáo viên cấp hai, dạy môn Văn và là hiệu trưởng trường cấp 3 thị xã Lao Cai nay là tỉnh Lào Cai. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974.

Từ năm 1976 đến nay ông công tác tại Hà Nội, đã từng là Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Từ tháng 3 năm 1995 ông là Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã 8 lần đệ đơn xin thôi vị trí này.

Tác phẩm

Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết, 1979

Vùng biên ải (tiểu thuyết, 1983)

Trăng non (tiểu thuyết 1984)

Phép lạ thường ngày

Thầy Thế đi chợ bán trứng

Mưa mùa hạ (tiểu thuyết 1982)

Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết, 1985)

Võ sỹ lên đài

Thanh minh trời trong sáng

Hoa gạo đỏ

Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết 1989)

Đám cưới không giấy giá thú

Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989)

Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết 1992)

Ngày đẹp trời (truyện ngắn 1986)

Vệ sĩ của Quan Châu (truyện ngắn 1988)

Giấy trắng (tiểu thuyết)

Trái chín mùa thu (truyện ngắn 1988)

Heo may gió lộng (truyện ngắn 1992)

Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn 1994)

Ngoại thành (truyện ngắn 1996)

Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyển tập 1996)

Vòng quay cổ điển (truyện ngắn 1997)

Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (hồi ký 2009)

Một mình một ngựa (Tiểu thuyết 2007)

Một Chiều Dông Gió

Một Nhan Sắc Đàn Bà

Trốn Nợ

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ma Văn Kháng":

  1. Xa Xôi Thôn Ngựa Già
  2. Chim Én Liệng Trời Cao
  3. Đám Cưới Không Có Giấy Giá Thú
  4. Đồng Bạc Trắng Hoa Xòe
  5. Gặp Gỡ Ở La Pan Tẩn
  6. Một Mình Một Ngựa
  7. Người Thợ Mộc Và Tấm Ván Thiên
  8. Võ Sĩ Lên Đài
  9. Mùa Lá Rụng Trong Vườn