Tiểu thuyết này đăng báo “Tiểu Thuyết Thứ 7” năm 1960 nhưng câu chuyện xảy ra năm 1959.
Nhạc phụ bản do Phạm Duy sáng tác năm 1963.
Theo lời giải thích ở đầu truyện, Quán Tai Heo đã được in trên “Tiểu Thuyết Thứ 7” vào năm 1960, sau đó Bình-nguyên Lộc có nhắc tới truyện Quán Tai Heo khi trả lời phỏng vấn của Lê Phương Chi (Tin Sách số 2-1965) rằng truyện này cũng có trong tập truyện Quán Bên Đường. Như vậy bản in của Vạn Xương là bản in lần thứ ba.
Bản in trong “Tiểu Thuyết Thứ 7” chắc chắn có chỗ khác với bản này vì lúc bấy giờ (1960), Phạm Duy chưa phổ nhạc bài thơ của Minh Phẩm (1963) và điểm chú thích số 1 sẽ không có lời hát của bản nhạc “Khoai Ngọt Bánh Đắng”.
Chúng tôi chưa tìm ra được tung tích nào của tập truyện Quán Bên Đường, trong đó có truyện Quán Tai Heo như lời Bình-nguyên Lộc trả lời phỏng vấn của Lê Phương Chi. Vậy quí vị độc giả nào còn giữ tập truyện Quán Bên Đường, kính xin vui lòng giúp chúng tôi có được phiên bản Quán Tai Heo trong tập ấy, để tài liệu được đầy đủ hơn cho những độc giả nghiên cứu.
Bài thơ có chú thích số 1 chắc chắn là của Minh Phẩm, với nhan “Cuộc Đời”, và bản nhạc được Phạm Duy sáng tác năm 1963 với tựa là “Khoai Ngọt Bánh Đắng” và nếu so sánh lời của bản nhạc trong chú thích số 1 với lời của bản nhạc “Quán Bên Đường” cũng của Phạm Duy, ta không thấy sai biệt nào ngoài những dấu câu mà gốc vẫn là bài thơ “Cuộc Đời”.
Như vậy lời nhạc Quán Bên Đường là của Minh Phẩm. Trên trang nhà của Phạm Duy (đã ngưng hoạt động) và một số trang web cho rằng lời nhạc là của Bình-nguyên Lộc. Điều này không đúng.
Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Bình Nguyên Lộc":
- Cõi Âm Nơi Quán Cây Dương
- Đò Dọc
- Gieo Gió Gặt Bão
- Quán Tai Heo
- Lữ Đoàn Mông Đen
- Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam
- Nửa Đêm Trảng Sụp
- Tỳ Vết Tâm Linh
- Sau Đêm Bố Ráp
- Thầm Lặng
- Truyện Ngắn - Bình Nguyên Lộc