Tố Tâm

Tác giả : Hoàng Ngọc Phách
  • Định dạng : Radio / Sách PDF
  • Lượt xem : 81
  • Kích thước : 401 KB
  • Số trang : 46
  • Số lượt tải : 2

Bộ Việt Nam danh tác - tiếp tục tái bản và ra thêm đầu sách mới. Trong đợt 6 cuốn phát hành đợt này, có 02 tác phẩm lần đầu ra mắt.

Vơi bộ VIỆT NAM DANH TÁC của Nhã Nam - thì bạn nên lưu tâm tới việc họ tìm được ấn bản xưa - cổ - tuyệt tích - để làm văn bản gốc.

Tiểu thuyết Tố Tâm được viết 1922, in lần đầu 1925. Nội dung cốt truyện kể về một đôi thanh niên nam nữ yêu nhau, vì lễ giáo phong kiến mà phải chia ly. Tố Tâm ra đời "lập tức gây xôn xao, sôi nổi dư luận một thời". Đây cũng là cuốn tiểu thuyết có số lần tái bản kỷ lục lên tới hàng mấy chục lần, đưa tên tuổi Song An - Hoàng Ngọc Phách vào hàng các nhà văn nổi bật lúc bấy giờ.

“Trong cái rừng văn chương tương đối rậm rạp có trăm ngàn bông hoa đua nở, sản xuất ra các nhà văn viết đủ các loại truyện… Song An Hoàng Ngọc Phách chính là một thứ văn gia, tiểu thuyết “của một cuốn sách” trong văn học sử nước ta” - (Vũ Bằng)

Năm. TỐ TÂM - HOÀNG NGỌC PHÁCH.

Bản in theo Nam Ký xuất bản năm 1933.

***

Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đã làm cuộc cách tân về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Riêng thể loại tiểu thuyết, từ chỗ ảnh hưởng tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, nó chuyển sang tiếp nhận tiểu thuyết phương Tây. Về sản lượng, nó tự quảng bá, qua hàng loạt tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh ở Nam bộ. Riêng về chất lượng, nó tự ngời sáng, qua tiểu thuyết đầu tay và duy nhất của Hoàng Ngọc Phách: Tố Tâm.

Ngay lúc chào đời, Tố Tâm đã gây nên hiệu ứng xã hội không ngờ, làm lung lay cả luân lý phong kiến ngàn năm. Người trực tiếp khai sinh, tạo khí cốt và sức sống cho tác phẩm chính là tác giả - nhà văn Hoàng Ngọc Phách. Ông đã hấp thu sâu sắc, có phê phán nền văn hóa truyền thống phương Đông, đồng thời ông cũng tiếp nhận nhiệt tình, có hệ thống, nền văn hóa phương Tây. Ông là nhà văn đầu tiên ở Việt Nam dám mạnh dạn dùng kiến thức tâm lý học mà khai thác chiều sâu tế vi, phức tạp của tâm hồn con người. Từ lăng kính tâm lý đó, ông đặt ra những vấn đề xã hội.