Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn của Nam Bộ, người có công mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Người đương thời và nhiều thế hệ về sau đã đón nhận tác phẩm Hồ Biểu Chánh với tất cả sự nồng nhiệt, trân trọng. Lịch sử văn học Việt Nam không thể phủ nhận đóng góp to lớn của Hồ Biểu Chánh. Một trong những yếu tố làm nên sự thành công ấy chính là tác phẩm của ông có được một hình thức ngôn ngữ đầy ấn tượng, thể hiện phong cách ngôn ngữ văn xuôi Nam bộ những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Hồ Biểu Chánh sinh năm 1884 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).
Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn.
Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.
Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.
Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.
Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 74 tuổi.
Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.
Tác phẩm:
- Nợ Đời
- Bỏ Chồng
- Bỏ Vợ
- Dây Oan
- Đóa Hoa Tàn
- Đoạn Tình
- Nặng Gánh Cang Thường
- Cay Đắng Mùi Đời
- Con Nhà Giàu
- ...
***...Trong dinh quan Thứ-sử, cửa tư bề đóng chặt, người cũng vắng bóng lại qua; duy trước hiên chị nguyệt dỡn hoa đào và bên chái ngọn đèn chờ bạn ngọc. Trống vừa trở canh tư thì thấy quan Thứ-sử Ngô-Quyền ở trong phòng bước ra, bưng đèn đem để trên án, rồi sẻ lén mở cửa đi ra ngoài. Bóng trăng tỏ rạng, soi sáng cả mình, mới thấy người tuổi vừa mới quá bốn mươi, vóc to, sức mạnh, trán rộng, mặt ngang, mày rậm, râu dài, cặp mắt lớn mà lại sáng, trông hình dạng thì đủ biết là một người chí khí cao, độ lượng lớn. Quan Thứ-sử xem trăng rồi lần bước đi lại gần mấy hàng hoa đào, thấy bụi hoa nào tốt rờ rẩm sâm soi, còn dòm bụi hoa đèo thì châu mày ủ mặt. Xem hoa xong rồi mới chậm chậm đi thẳng ra hồ sau, thấy dưới cội lý có mấy cái ghế bèn lại đó mà ngồi. Bóng trăng soi mặt nước như vàng gieo bạc chảy, tiếng dế kêu dưới cội như câu hát giọng đờn; quan Thứ-sử ngồi một mình nhắm cảnh thanh vật tịnh rồi lòng bắt nhớ chuyện sẽ tới, nhớ người ở xa, nhớ tổ quán cố hương, nhớ ơn cha nghĩa bạn.
Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Hồ Biểu Chánh":
- Chúa Tàu Kim Quy
- Tại Tôi
- Đỗ Nương Nương Báo Oán
- Hai Thà Cưới Vợ
- Hai Khối Tình
- Kẻ Làm Người Chịu
- Chị Đào, Chị Lý
- Nợ Đời
- Hạnh Phúc Lối Nào
- Ai Làm Được
- Ý Và Tình
- Cười Gượng
- Vợ Già Chồng Trẻ
- Tỉnh Mộng
- Đóa Hoa Tàn
- Lời Thề Trước Miễu
- Lòng Dạ Ðàn Bà
- Mẹ Ghẻ Con Ghẻ
- Vì Nghĩa Vì Tình
- Con Nhà Giàu
- Con Nhà Nghèo
- Tơ Hồng Vương Vấn
- Sống Thác Với Tình
- Đoạn Tình
- Ăn Theo Thuở, Ở Theo Thời
- Tiền Bạc Bạc Tiền
- Ông Cử
- Từ Hôn
- Thiệt Giả Giả Thiệt
- Người Thất Chí
- Ái Tình Miếu
- Cay Đắng Mùi Đời
- Cha Con Nghĩa Nặng
- Nam Cực Tinh Huy
- Nặng Gánh Cang Thường
- Chút Phận Linh Đinh
- Bức Thư Hối Hận
- Cư Kỉnh
- Lạc Đường - Hồ Biểu Chánh
- Ngọn Cỏ Gió Đùa
- Nợ Tình - Hồ Biểu Chánh
- Tân Phong Nữ Sĩ
- Thầy Chung Trúng Số
- Thầy Thông Ngôn